Liên hệ: huephap78@gmail.com

Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011

Chuyện lạ có thật: Dòng sông trên dòng sông

Một người bạn gởi cho blog tui vài tấm hình lạ này, và nói rằng, dù bạn đã xem qua nhưng vẫn có thể không tin đó là sự thật. Nhưng blog tui xem một lần là tin liền, hihi. Bạn thì sao.

Thật sự, khó tin ở chổ, trước giờ mình có nghe nói làm cầu cho tàu thuyền qua lại bao giờ trong đời đâu. Nào là cầu đi bộ, cầu vượt, cầu chui, cầu leo, cầu... trong nhà, giờ mới nghe cầu... nước (tiếng Anh là: Water Bridge). Blog tui xem rất nhiều báo chí, thích kênh Discovery - kênh chuyên chiếu về khám phá, điều khó tin v..v.- nhưng chắc là lúc xem thì phim này hết chiếu, lúc coi thì tin đã qua. Vậy cho nên giờ mới thành kẻ lạc hậu.

Tên cầu nước (water bridge) này là Magdeburg, một công trình của nước Đức, kết nối kênh đào Elbe-Havel với kênh đào Mittelland, và cho phép tàu thuyền đi qua dòng sông Elbe. Xây dựng trong 6 năm, tốn 500 triệu Euro, dài 918 mét (gần một cây số chứ ít gì) nó là cầu nước dài nhất thế giới hiện nay (vậy chắc trên thế giới còn chục cầu nước này quá, ôi lạc hậu, lạc hậu, chắc bữa nào đi Châu Âu, khám phá quá...)

Có bảng tin tiếng Anh bên dưới, bà con nào muốn thêm chi tiết thì đọc nhé. Một số tin trên cũng phần nào hiểu. Còn cầu vận hành thế nào thì xem hết hình sẽ cũng hiểu phần nào, theo blog tui nghĩ vậy.
Click vào hình để xem to hơn.








The Magdeburg Water Bridge is a navigable aqueduct in Germany that connects the Elbe-Havel Canal to the Mittelland Canal, and allows ships to cross over the Elbe River. At 918 meters, it is the longest navigable aqueduct in the world.
The Elbe-Havel and Mittelland canals had previously met near Magdeburg but on opposite sides of the Elbe. Ships moving between the two had to make a 12-kilometer detour, descending from the Mittelland Canal through the Rothensee boat lift into the Elbe, then sailing downstream on the river, before entering the Elbe-Havel Canal through Niegripp lock. Low water levels in the Elbe often prevented fully laden canal barges from making this crossing, requiring time-consuming off-loading of cargo.