Liên hệ: huephap78@gmail.com

Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2012

Núi Phú Sĩ (Fujiyama)

Linh hồn của người Nhật được tượng trưng bởi núi Phú Sĩ và Hoa Anh Đào. Phái đoàn chúng tôi đến vào tháng 11 nên Hoa Anh Đào không nở vào tháng này mà chỉ còn trông thấy được ngọn núi Phú Sĩ sừng sững với tuyết sương. Quả là không sai với tên gọi: Vạn niên tuyết. Chiều tối ngày 3 tháng 11 năm 2012, đoàn chúng tôi đã có dịp ngắm núi Phú Sĩ khi mặt trời lặn và chụp hình chung đã lưu lại cho ngày sau.

Tại bãi đậu xe công cộng trên đại lộ này, một hình ảnh khiến cho phái đoàn không quên được đó là nhà vệ sinh đẹp nhất và hiện đại nhất thế giới mà ngay cả những nước Âu, Mỹ cũng không sánh bằng.

















Thành phố Hiroshima

Năm 1945 kết thúc Đệ nhị Thế chiến (1939-1945) Nhật Bản đã phải hứng chịu nỗi tang thương đổ nát bởi hai quả bom nguyên tử tại Hiroshima và Nagasaki. Nhưng ngày nay du khách đến đây không còn cảm thấy những vết thương lòng khắc khỏi như xưa nữa, mà chỉ còn trông thấy một thành phố phát triển hiện đại không khác gì Âu, Mỹ.

Phái đoàn chúng tôi đến trước đài kỷ niệm hướng về nhà thờ Cụt đầu và ngọn lữa thiêng để tụng 21 biến thần chú Vãng sanh Tịnh độ, cầu nguyện cho những người không may mắn sanh về thế giới an lành của chư Phật.

Sau lưng chúng tôi là Viện Bảo tàng Lịch sử ghi lại tất cả những dấu vết tang thương đỗ vỡ này từ khi quả bom đã dội vào thành phố lịch sử ấy.


 Nhà thờ cụt đầu - một chứng tích tàn phá do bom nguyên tử còn lưu lại nguyên vẹn





 Bảo tàng chứng tích






 Phái đoàn cầu nguyện















Đức Địa Tạng không đầu tại Fuchu – Hiroshima


Nếu ai đó đã đọc qua bộ sách dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Việt của Hòa thượng Phương Trượng chùa Viên Giác: Những mẫu chuyện linh ứng của đức Địa Tạng Vương Bồ Tát tại  Fuchu thì cũng mong mỏi được một lần tới đó để đảnh lễ Ngài. Đoàn chúng tôi 85 người vào ngày 2 tháng 11 năm 2012 đã trực chỉ đến địa phương này bằng 2 xe bus lớn vào một chiều thu lộng gió với những chiếc lá vàng bay lã tã đó đây.

Phái đoàn đã tam bộ nhất bái và cầu nguyện trước Tôn tượng đức Địa Tạng không có đầu này.

Hôm nay cũng là ngày họp mặt đông đủ của cả đoàn nên đại diện của châu Âu, Á và Mỹ đã lên phát biểu cảm tưởng của mình.

Hòa thượng Phương Trượng đã dâng hai bộ sách bằng tiếng Việt lên Ngài và được biết những câu chuyện này đã dịch sang tiếng Anh, Đại Hàn và Trung Quốc.

Theo người có tránh nhiệm tại đây cho biết, mỗi năm có khoảng từ 600 ngàn lượt người đến 1 triệu lượt người đến lễ bái đức Địa Tạng linh nghiệm này.