Liên hệ: huephap78@gmail.com

Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2012

Học ở Jammu: Thuận lợi và khó khăn


Sắp tới, blog tui nghĩ chắc thể nào cũng có vài bà con muốn lên Jammu này học. Nên đôi ba dòng tâm sự trước, để bà con định liệu vậy.

Trước đây, cũng đã có bài nói về Jammu, nhưng chỉ nói về thời tiết và điện đài, nay thì nói về thuận lợi và khó khăn gặp phải khi lên mảnh đất mà trước giờ bà con ta cứ cho là nơi thường bị khủng bố nhất. Ai nghe nói nến Jammu and Kashmir thì liên tưởng rằng là
nơi mất ổn định, mất an ninh vì  gần với Pakistan và tập trung  nhiều dân Hồi giáo. Thật ra, blog tui ở trên này gần 3 năm, chẳng thấy cái bóng dáng khủng bố đâu như người khác đồn đại.

Về thuận lợi:

1. Ít bạn bè vì thế mình có thể tập trung học hành hay làm việc được. Ở những nơi như Delhi, Pune... tập trung hầu hết sinh viên Việt ta nên cứ phải thỉnh thoảng gặp nhau cho đỡ nhớ mong, ngồi với nhau uống tách trà cho đỡ xa quê.

2. Đi làm giấy tờ cảnh sát đỡ vất vả hơn. Người nước ngoài trên này chỉ đếm trên đầu ngón tay, cho nên phòng cảnh sát lo việc quản lý người nước ngoài nhàn nhã; vô đăng ký 5 phút là xong. Ai ở Delhi điều biết đăng ký cảnh sát ở Delhi mệt mỏi như thế nào.

3. Phòng trọ cũng vì thế rẻ hơn thủ đô hay Mumbai. Khí hậu có phần dễ chịu hơn. Mùa hè, trên này có nhiều độ ẩm thành thử khi về đêm sẽ ít oai bức.

4. Khoa Phật học trên này phần đông là người Ấn. Một khoa chỉ có 03 vị giáo sư giảng dạy, nhưng năm nào cũng có sinh viên theo học. Vì thế, sắp tới không còn giáo sư để hướng dẫn nữa.

5. Ai lên đây đăng ký học, bắt buộc phải ở trên này. Chuyện bắt buộc này, lúc đầu khiến chúng ta khó chịu vì phải xa Delhi, nơi chốn thị thành, xa bạn bè... nhưng khi ở lâu trên này rồi, mới thấy đó là quyết định đúng đắn. Học một nơi, ở một nơi thì quả là tốn kém và nhiều bất tiện cho việc học hành khác.

6. Những ai chưa có M.Phil, khi lên đây học khóa tiến sĩ đều phải thi, và điểm MA phải trên 60%. Nếu dưới 60% thì không được thi mà phải học M.Phil trước.

Đó là vài điều thuận lợi mà bản thân cảm nhận được chia sẻ bà con xem. Mỗi người có mỗi suy nghĩ, có thể là thuận lợi cho người này, nhưng là bất lợi cho người khác. Vậy chỉ xem như là bài viết tham khảo nhé.

Về khó khăn:

1. Vì là nơi an ninh cao, cho nên ban đầu lên sẽ khó mà có sim điện thoại hay internet được. Muốn mua những thứ ấy thì phải hoặc nhờ bạn bè người địa phương, hay chủ nhà vì họ có giấy tờ nhà cửa, đại khái như chứng minh nhân dân mình vậy. Còn không thì tuyệt nhiên không bán. Passport của ta đối với những công ty cung cấp này là số không.

2. Internet dây không có hiện diện ở trên vùng này. Chỉ dùng USB 3G thôi. Ai ở Delhi đã mua rồi, nếu muốn sài được trên này phải dùng loại post-paid, tức loại thuê bao trả sau. Chủ yếu là để kiểm soát, xem mình ở địa chỉ nào nếu có tuyên truyền làm gì mất ổn định, họ biết mà gõ cửa...

3. Điện thoại trên này không nhắn tin được, nhưng nhận tin nhắn quảng cáo thì vô tư, và... nhận mệt nghỉ. Thiệt là bất công! Nếu ai sài thuê bao trả sau ở Delh thì có thể lên đây gọi. Còn dùng trả trước thì bị vô hiệu hóa. Chả thế mà blog tui phải có hai sim, khiến bà con quen, mệt nhừ khi muốn gọi cho tui. Sorry vậy.

4. Trên này nên làm quen với việc đi xe bus, và xe bus trên này cũng thoải mái hơn ở Delhi. Thành phố nhỏ nên cũng dễ đi. Xe autorishwa rất mắc nên không đi làm gì.

5. Mùa hè trên này dễ cúp điện. Một ngày cúp khoảng 4 lần, mỗi lần 1 hay hai tiếng đồng hồ. Trên này thường có gió to, mưa lớn; hễ có gió hay mưa thì điện liền bị cúp cái rẹt, như trong bài "điện, mưa và cái ghế" đã viết (link phía trên).

6. Rau cải thì không bằng Delhi rồi. Có nhiều loại rau trên này sẽ không có, nên bà con cố chịu vậy.

Vài dòng kể lể, mong bà con xem đừng giận hỉ. Xem trên rồi, nếu thực tế có khác thì bỏ quá cho vì mọi thứ đều vô thường, phát triển. Blog tui thì từ khi lên đến giờ gặp sao nói vậy. Bà con xem như là câu chuyện để đọc vui.

Nha Trang từ độ cao 150 mét

Giới thiệu với bà con chùm ảnh Nha Trang nhìn từ độ cao 150 mét, được một bạn để tên là GTO Media chụp trong dịp khai trương Khinh Khí Cầu. Cảm ơn bạn GTO Media đã chia sẽ chùm ảnh này.

Tháp bà  và dòng sông Cái





Cầu Trần Phú

Cầu Xóm bóng và Tháp Bà Ponaga


Nhìn thấy con đường bờ kè cầu Hà ra mới vừa hoàn thành













Các hình ảnh trên chụp từ Khinh khí cầu này.


Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2012

Lên mạng thì phài đàng hoàng!?

Dân cư mạng gần đây bàn tán xôn sao về nghị định sửa đổi sắp được ban hành về quản lý internet, theo đó, ai lên mạng, làm gì,đăng ký gì cũng phải dùng tên tuổi thật, hay nói cách khác, đăng ký giống thật giống như khai lý lịch trích ngang xin việc. Ví dụ: mình đăng ký một email tên miền là: blogtui@gmail.com, thì trong phần khai báo phải khai tên thật, không dùng nickname, ngày tháng năm sinh phải chính xác, chổ ở phải ghi như trong chứng minh nhân dân; điện thoại cũng phải là điện thoại mình đang dùng... Hay lên một trang forum về vi tính chẳng hạn,  muốn tham gia forum đó thường mình phải đăng ký làm thành viên, lúc đó cũng phải khai thật như thế.

Và thế là chuyện ầm ỉ xảy ra như trên mạng mấy ngày nay.

Trên trang web báo Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh mới đăng bài " Lên mạng phải đàng hoàng" có dẫn trích nói rằng: khi trả lời PV báo Thanh Niên, ông Lưu Vũ Hải, Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử nói rằng: "Một môi trường mạng có văn hóa là mọi người phải văn minh và đàng hoàng, có nghĩa là anh phải thể hiện anh là ai. Chứ nếu cứ nấp bụi rậm (cái này nói đụng chạm với các anh CSGT núp lùm để bắn tốc độ xe nha - NV) thì làm sao đàng hoàng được. Internet tạo điều kiện cho phát triển chứ không phải để anh lợi dụng những chuyện ngoài đời anh không dám nói (cái này cũng đụng chạm nha, đâu cho người ta nói mà nói là không dám nói - NV) rồi lên đó nói bậy nói bạ...)

Thôi thì cứ cho là phải làm như ông Lưu Vũ Hải nói đi, cũng phải đàng hoàng một chút, nghĩa là danh chánh ngôn thuận. Cái gì quản không được thì cấm như trước giờ đã làm.

Nhưng vấn đề ở chỗ là có khả thi hay chỉ là bức xúc tức thời rồi bàn ầm lên cho mọi người bàn tán cho vui, kiểu như anh Đinh La Thăng nhà chúng ta ấy "thu phí hạn chế xe..." nói ầm ầm rồi được gì.

Một cư dân mạng có đề xuất ý kiến: Hay là bên ngành an ninh cấp password của trang web an ninh, để mỗi khi có ai đăng ký, chủ forum hay người quản lý xem thử người đăng ký có khai trùng khớp với thông tin mà công an có không... Cái này người viết cho là: nhiệm vụ bất khả thi.

Vậy thì làm thế nào để "biết được tính chính xác của hàng vạn, hàng triệu gói dữ liệu khai báo thông tin mỗi ngày? Ngay cả khi thông tin được khai báo hoàn toàn trùng khớp với một cá nhân, lấy gì để khẳng định nó được cung cấp với chính cá nhân đó? Người ta có thể đăng ký 100 tài khoản mang tên Lưu Vũ Hải trên Facebook với những thông tin chính xác đến mức có thể khiến ông phải ngạc nhiên" bài báo cho biết.

Bộ thông tin và truyền thông có đủ nhân lực để kiểm tra không hay để ra chỉ để làm cái bẫy giăng lưới, khi muốn chụp ai thì quăng lưới ra.

Bài báo còn nói đến việc "ai là người chịu trách nhiệm về tính bảo mật thông tin cá nhân này?" rồi tiếp tục biện chứng thêm "nên nhớ một nền pháp luật được thực thi tốt như nước Mỹ, Facebook và Google vẫn liên tục bị nghi ngờ về trách nhiệm của họ đối với những dữ liệu của người dùng. Và ở những thiết chế mà an ninh mạng là yếu tố mang ý nghĩa sống còn như các ngân hàng Thụy Sĩ, họ cũng không biết làm cách nào để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho dữ liệu của khách hàng".

Và đề nghị cần có những cuộc hội thảo nghiêm túc và đầy đủ  để các nhà soạn thảo chính sách hiểu rõ hơn những việc mình đề nghị hay sắp làm.