Liên hệ: huephap78@gmail.com

Thứ Ba, 18 tháng 10, 2011

Báo Giác Ngộ đã lên tiếng trong vụ quán bar dùng hình ảnh đức Phật

Hai ngày nay sau khi có tin về quán bar rượu dùng danh từ Buddha (đức Phật) để đặt tên cho quán và thậm tệ hơn còn dùng hình ảnh tôn nghiêm của đấng Giáo Chủ Tôn Giáo để trang trí cho một không gian ăn chơi này, trên trang web Phật Tử Việt Nam, thì nay đến phiên báo Giác Ngộ, cơ quan ngôn luận của Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh, đã có bài điều tra về việc lạm dụng tùy tiện, vô đạo đức này. Trước đây sự việc tương tự đã diễn ra ở Malaixia, những tưởng chỉ có ở nước ngoài, thì nay, lại ngang nhiên xuất hiện tại một thành phố lớn nhất nước ta. Quan ngại hơn cả, có lẽ quán này đã xuất hiện khá lâu, cơ quan cấp phép biết mà đã không ngăn chặn ngay từ đầu, rồi cả đến chính quyền sở tại, ban đại diện Phật giáo quận 2 đã không có trách nhiệm để sự việc bây giờ mới lên báo.

Mong rằng, với tiếng nói của mình, báo Giác Ngộ phải điều tra kỹ việc này, xúc tiến sớm để đệ trình lên Giáo hội Phật giáo, Trị sự thành hội Phật giáo để có ý kiến chính thức hầu mang lại sự tôn nghiêm của đức Phật và sự mong mỏi của Tăng Ni tín đồ.

Dưới đây là bài điều tra đầu tiên của phóng viên báo Giác Ngộ:

Những ngày qua, Giác Ngộ Online nhận được nhiều thông tin từ Phật tử phản ánh việc khu vực An Phú, quận 2 - TP.HCM có một cơ sở kinh doanh nhà hàng, giải trí lạm dụng hình ảnh tôn giáo một cách nghiêm trọng. Phóng viên Giác Ngộ đã đến tận nơi để tìm hiểu sự thật gây bất bình trong dư luận này.

Chúng tôi đến địa chỉ được phản ánh, thì đó là "Buddha Bar & Grill" nằm trên đường Thảo Điền, phường An Phú, quận 2. Từ ngoài bước vào, nhìn tổng quát cũng không có gì đặc sắc so với các quán bar bình thường khác nếu như không có tên gọi và sự hiện diện khá nhiều tranh và tượng Phật. Lúc ấy quán có vài người nước ngoài đang nhâm nhi bên ly rượu.
Chúng tôi chọn một góc nhỏ và gọi lon Côca cùng ly Sôđa chanh đường. Gạn hỏi cô nhân viên phục vụ nước mới biết, quán đã có từ 6 năm nay, phục vụ chủ yếu là khách người nước ngoài đang sinh sống tại khu vực Thảo Điền, quận 2. Hỏi tại sao quán được đặt tên như vậy thì nhân viên này lắc đầu không biết vì mới vào làm chỉ được vài tháng.
Sau khi quan sát một hồi khắp quán và xem toàn bộ menu (thực đơn), quả đúng như những gì độc giả phản ánh, đa phần là món ăn được giới thiệu là thực phẩm động vật và bia rượu cùng giải khát. Bất bình hơn, chân dung Đức Phật - một biểu tưởng tôn kính của người Phật tử được trang trí, sắp đặt khắp nơi, cạnh nhiều chai rượu, trên tờ rơi quảng cáo, và thậm chí còn bị dán trên tường nhà vệ sinh nữ.
Sau đây là một số hình ảnh phản cảm được Giác Ngộ Online ghi nhận tại địa chỉ trên:

wwwTe (1).JPG
Trang trí bên ngoài
wwwTe (3).JPG
wwwTe (4).JPG
Pano quảng cáo về các hoạt động được tổ chức tại quán
wwwTe (2).JPG
Một góc không gian trong quán
wwwTe (5).JPG
Tượng Phật bị dùng để trang trí bên cạnh những chai rượu
wwwTe (10).JPG
wwwTe (6).JPG
wwwTe (11).JPG
...cả trên tường nhà vệ sinh nữ
wwwTe (12).JPG
... trên tờ rơi quảng cáo
wwwTe (13).JPG
wwwTe (7).JPG
Một trang menu (thực đơn) với toàn thức ăn mặn
Giác Ngộ sẽ tiếp tục điều tra và có bài viết về nội dung này trên số báo 612 ra ngày  22-10-2011 và trên Giác Ngộ Online. Mời chư Tăng Ni và bạn đọc theo dõi.

Hà Phương (thực hiện)

Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2011

Sắc màu đám cưới Ấn Độ

Nếu có ai  được mời đi dự đám cưới tại Ấn Độ, thì nên uống cà phê hay thứ gì đó để khỏi phải buồn ngủ trước khi đi. Theo phong tục của người Ấn, một cái lễ đám cưới mất cả vài ngày. Trước ngày chính thức diễn ra, các thầy tu đạo Hindu được mời tới nhà để đọc kinh cầu nguyện. Rồi sau đó mới đến lễ rước dâu. Toàn bộ lễ chính bắt đầu từ 7 giờ tối đến 5 giờ sáng hôm sau mới chấm dứt, cho nên blog tui mới nói phải dùng thứ gì đó kể chống lại cơn buồn ngủ để có thể tham gia trọn vẹn hết cái lễ đám cưới Ấn Độ này.


7h tối, chú rễ lên ngựa, đi vòng vòng khu vực mình sống trong tiếng kèn, trống nhảy múa ca hát. Từ nhà đi đến nơi diễn ra sự kiện (nhà hàng hoặc là một khu đất rộng gần nhà được quây lại để tổ chức hay khu đất đường cái trước nhà) không xa lắm nhưng mất cả vài tiếng đồng hồ di chuyển, bởi đi một chút là dừng lại, họ hàng múa hát, rồi bắn pháo bông. Đám cưới nhà giầu hay nghèo gì cũng cùng một mô típ là chú rể ngồi trên lưng ngựa, hay lên xe ngựa, cùng với đám rước cờ xí, đoàn người vừa đi vừa nhảy múa.

Chú rể tới trước, cô dâu tới sau. Rồi hai người cùng ngồi trên cái ghế để sẳn để mọi người tặng quà trực tiếp, rồi chụp hình. Điều lạ lùng là mặc dầu chú rể cô dâu chưa tới nhà hàng nhưng mọi người tới trước đã ăn rồi. Họ thường không dọn bàn mâm như mình mà ăn kiểu tự chọn. Ai thích ăn gì thì chọn nấy, có người đứng bếp sẳn đó . Thế là nhiều người, chưa gặp mặt cô dâu hay chú rể, ăn xong mệt quá về luôn. Cái khoản này chắc cặp vợ chồng trẻ thất thu. Thằng bạn blog tui nói, nó mời khoảng 300 người, nhưng đặt ăn cho khoảng 1000 người, vì mời người lớn, luôn kèm theo trẻ em, hay cả nhà đi ăn cỗ.

Thức ăn thì đủ màu và đẹp. Ngon thì đúng là ngon đối với người Ấn chứ với khách nước ngoài thì ăn chỉ tí ít lấy lệ thôi, về nhà lại ăn món của mình nấu. Dân Ấn đa số ăn chay nên hầu hết các tiệc cưới đều không có món mặn. Rất là tốt cho sức khỏe vốn đã rất nặng nề và phì của dân Ấn Độ này.

Vì lễ cưới diễn ra đến sáng hôm sau nên về khuya chỉ còn lại bà con thân thích, khách khứa tự ăn xong, tặng quà cho cô dâu chú rể liền ra về. Điều cần phải nói thêm là không có việc cô dâu hay chú rể mời khách dùng tiệc. Trong khi khách tự ăn thì cô dâu và chú rể vẫn còn ngồi trong sảnh lớn để ai mọi người chúc mừng. Đến hai giờ sáng hôm sau mới chính thức trở thành vợ chồng lẫn nhau.

Và còn nhiều nghi lễ nữa, hồi sau sẽ rõ. Giờ đưa hình lên để bà con xem sắc mầu đám cưới Ấn Độ như thế nào.


Múa hát trong lúc đón chủ rể tới nơi tổ chức đám cưới

Nhà tổ chức sự kiện tinh ý có cả ghế cho con nít ngồi ăn và đồ chơi cho con nít.

Ấn Độ còn nhiều người cả thanh niên và người lớn ăn trầu. Ảnh trên là trầu để đãi khách.

Lúc này hai nhân vật chính chưa tới thì khách đã ăn rồi


Đủ món khoái khẩu của dân Ấn. Hầu hết blog tui không biết tên món ăn

Đồ ăn ngọt, như bánh, sữa...

Đủ màu sắc trong đẹp mắt

Toàn là đàn ông phục vụ





Nhân vật chính được tặng quà là một vòng cổ tiền, bằng các tờ 10 rupees kết lại.

Phụ nữ chỉ tới dự ăn và ngồi xem. 
 


Một lúc sau cô dâu mới tới. Bận trang phục truyền thống, đồ lục lạc hay gì đó treo lủng lẳng


Cô dâu chú rể tặng hoa cho nhau, có bạn bè hai bên giúp sức


Thứ Năm, 13 tháng 10, 2011

Phóng viên CNN kể 36 giờ trên tàu Thống Nhất

“Tại sao anh không đi máy bay?” – một người bạn hỏi khi tôi kể với cô ấy rằng tôi sẽ đi tàu vào Sài Gòn. “Đi tàu chậm lắm!” – cô ấy nói.
Bên ngoài phòng đợi ở ga Hà Nội
Cô ấy đã nói đúng. Tàu hỏa ở Việt Nam chậm. Rất chậm. Nhưng cũng giống như nhiều điều ở Việt Nam. Chuyến tàu này không phải chỉ là đến được đích, nó là một cuộc hành trình. Suốt 36 giờ trên đó.

Bên ngoài phòng đợi ở ga Hà Nội Năm nay là kỉ niệm 75 năm hoạt động của chuyến tàu này, và mặc dù hiện không chỉ có một chuyến tàu duy nhất nữa nhưng cái tên thì vẫn vậy. Tàu Thống Nhất.

Đi tàu từng là cách di chuyển phổ biến nhất của du khách khi muốn đi dọc đất nước. Nhưng với sự gia tăng của các hãng hàng không trong nước, ngày nay rất ít người đi tàu.

Ra khỏi thành phố

Chúng tôi ra khỏi Hà Nội vào một buổi chiều mưa, bắt đầu cuộc hành trình về phía Nam.

Đầu tiên, chúng tôi đi qua các vùng ngoại ô của thủ đô. Con tàu chạy gần đường cao tốc tới mức có thể nhìn thấy ô tô, xe máy bên ngoài cửa sổ.

Những chỗ giao cắt 10 phút một lần bắt đầu giảm dần khi tàu tới Ninh Bình – điểm đỗ lớn đầu tiên trong suốt chặng đường và cũng là cố đô của Việt Nam trong thế kỉ thứ 10.

Cảnh quan trông khác thường. Con tàu chầm chậm đi qua, cắt một đường qua những cánh đồng lúa xanh.

Chúng tôi tiếp tục đi về phía Nam qua Khu Phi quân sự - đường chia cắt chính thức cho tới khi thống nhất đất nước năm 1975. Qua sông Bến Hải, chúng tôi bước vào nơi từng được gọi là miền Nam Việt Nam.

Mặt trời lặn và tôi tới chỗ ngủ của mình dành cho buổi tối. Tôi mua loại ghế nằm cứng – một gian có 6 giường. Tôi chung ngăn với một cặp đôi trẻ và một vài phụ nữ cao tuổi.

Sau một cuộc trò chuyện ngắn với nhau, họ mời tôi ăn mì tôm.

Tôi từ chối và tự hào lấy một chiếc sandwich trong túi ra. Những cụ bà ngoáy mũi.

“Không tốt! Chỉ ăn bánh mì không có sức” – một cậu cháu trai nói.

Đêm của một ngày mệt mỏi
Loại ghế nằm cứng ít nhất cũng giúp tôi nghỉ được đôi chút, mặc dù phải chịu đựng tiếng ngáy ngủ của những hành khách xung quanh.

Một cặp đôi sinh viên đi từ Thanh Hóa vào Sài Gòn để bắt đầu năm học mới ở trường đại học. Quãng đường của họ dài khoảng 1.550 km và họ chọn ghế ngồi cứng.

Bùi, 26 tuổi – đang học để trở thành một linh mục – nói: “Tàu chạy ổn. Đi như thế này là bình thường với tôi. Cảnh đẹp nhưng đồ ăn trên tàu hơi đắt. Sáng nay tôi bị đau lưng”.


Cảnh nhìn từ cửa sổ khi qua Đèo Hải Vân

Đi cùng anh là Quý, 18 tuổi, đồng cảm với tôi hơn rất nhiều. Đây là chuyến đi xa nhất mà cô từng đi bằng tàu hỏa và cô đang thích thú với nó.

“Tôi chưa bao giờ đi lâu hơn một giờ bằng tàu hỏa”.

Điều duy nhất cô than phiền là ít khách trên toa của mình.

Cô nói: “Khách du lịch thích máy bay hơn vì nó nhanh và sạch hơn nhiều. Nhưng thật tiếc khi họ không đi tàu nữa. Tôi thích gặp gỡ và nói chuyện với họ trong chuyến đi”.

Cảnh đẹp qua cửa sổ

Tuyến đường từ Huế vào Đà Nẵng – được gọi là Đèo Hải Vân – nổi tiếng với vẻ đẹp của nó.

Đi qua đường hầm được đào trong sườn núi ôm lấy bờ biển, ai cũng hướng về phía cửa sổ để ngắm cảnh.

Ở Đà Nẵng, nhà ga chật kín những người bán hàng rong, các quầy hàng thực phẩm và những người chào hàng từ các công ty du lịch đang đón khách về khách sạn của mình ở gần Hội An – một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất của Việt Nam.

Thành phố có mặt trong danh sách Di sản thế giới này quanh năm đông khách và từ nhà ga đi chỉ mất một chuyến xe buýt ngắn là tới nơi. Có một vài du khách đang đợi tàu.

Erin, 26 tuổi, tới từ California đang có kì nghỉ dài 2 tuần cùng với một vài người bạn. Họ đang cố gắng thăm thú Việt Nam càng nhiều càng tốt.

“Đi tàu hỏa ở Mỹ quá đắt đỏ, vì thế chúng tôi không có cơ hội để làm việc đó thường xuyên” – cô nói.

Điểm dừng cuối cùng

Sau đêm thứ hai, chúng tôi tỉnh dậy và cách Sài Gòn khoảng 100km. Những cánh đồng lúa tiếp tục được thấy bên ngoài cửa sổ, nhưng khi chúng tôi tới gần thành phố hơn, cảnh ngoại ô lại đi vào tầm nhìn. Bước vào Biên Hòa, những dấu hiệu của cuộc sống thành phố càng trở nên rõ ràng hơn.

Giá ghế nằm cứng từ Hà Nội vào Sài Gòn có giá khoảng 70 USD. Thời gian chuyến đi phụ thuộc vào từng loại tàu
Cửa hàng và những túp lều sửa chữa nằm thành hàng trên đường cao tốc. Bạn có thể nhìn thấy người dân đang ăn sáng và phơi quần áo. Thậm chí một số người còn vẫy tay, có thể là một thói quen buổi sáng đi cùng cốc cà phê của họ.

Cuối cùng, chúng tôi xuống tàu vào lúc Mặt trời mọc ở nhà ga Sài Gòn. So với chuyến tàu chậm, những toa xe cũ kĩ và nhà vệ sinh bẩn thỉu của nó thì thành phố này có vẻ sạch sẽ và rộng rãi hơn. Nhưng đó chỉ là những điều vụn vặt.

Đi tàu ở Việt Nam buộc bạn phải hòa đồng cùng mọi người, chia sẻ chuyến đi, ăn đồ ăn của họ, trông con cái giúp họ, trải nghiệm những điều mà ít du khách nào có được trong thời đại của du lịch hàng không tốc độ cao.

(Theo Bee.net.vn/CNN)
--------------------
Bình luận nhanh: Vậy mà không để tiền nâng cấp đường ray hiện có lên khổ 1.2m để nâng tốc độ tàu lên lại  cứ một hai đòi làm tàu điện cao tốc tốn kém, nếu giá mắc nữa thì ai mà đi. Thiệt là nhà nước ơi là nhà nước. Muốn nghiên cứu sự phát triển của tàu hỏa thì nên qua Ấn Độ này học tập kinh nghiệm, liên kết với ngành đường sắt Ấn Độ để đầu tư và phát triển.  Ngành công nghiệp đường sắt Ấn phải nói là đi trước Việt Nam trăm năm, tốc độ tàu nhanh, hệ thống bán vé rộng khắp và tiện lợi, hầu hết chạy bằng điện nên ít ô nhiễm môi trường. Nên nhớ, có học tập và  hợp tác gì thì  nên chơi với anh Ấn Độ cho nó 'lành' đừng chơi với gã láng giềng phương bắc mà kéo tụt sự phát triển của nước nhà.

Thứ Năm, 6 tháng 10, 2011

Tưởng nhớ Steve Jobs

CEO danh tiếng của thế giới đã qua đời ở tuổi 56, mệnh số quá ngắn ngủi với một tài danh bậc nhất làng công nghệ thế giới này. Cách đây vài ngày đọc một bình luận của một độc giả của bài báo nói về việc tổng thống Mỹ nói chuyện với các nhà quản lý công nghệ hàng đầu nước Mỹ, nói rằng, nước Mỹ thật hạnh phúc vì có quá quá nhiều công ty về công nghệ cao hàng đầu thế giới đến nổi Nhà Trắng không đủ chổ để mời hết họ. Trong khi đó, các nước khác 'bói' cũng không ra một hãng danh tiếng nào. Trong số các khách mời của Nhà Trắng, CEO danh tiếng của quả Táo lại được ngồi cạnh tổng thống của nước Mỹ hùng mạnh.

Thế nhưng... cuộc đời không ai nói trước được ngày mai. Vô thường là thế. Mới còn đó, giờ đã tan. Steve Jobs ra đi ở tuổi đời không thể nói là quá già, chỉ ở tuổi 56, vẫn còn nhiều năng lượng để đóng góp cho thế giới nhiều hơn thế. Nhưng có lẽ như đại thi hào Nguyễn Du đã nói: "Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau"; phải chăng tài càng nhiều, mệnh lại càng ít???

Tưởng niệm ông, Steve Jobs, một tài năng của thế giới đã ra đi.