Liên hệ: huephap78@gmail.com

Thứ Sáu, 14 tháng 12, 2012

Chia buồn cùng nước Mỹ


Hôm qua, các bản tin trực tiếp trên CNN và BBC đưa tin một kẻ vô nhân tính đã xả súng vào một trường tiểu học ở tiểu bang Connecticut, đã giết chết 20 em học sinh và 6 người lớn. Đây là "vụ bắn giết đẫm máu thứ hai trong lịch sử Hoa Kỳ, sau vụ tấn công tại trường Virginia Tech giết chết 32 người" theo BBC. Tổng thống Mỹ trong buổi họp báo ở Nhà Trắng đã không giấu được xúc động khi nói về vụ thảm sát này.

Hầu hết thời lượng của CNN và BBC trong thời gian này đều đưa đậm tin về vụ thảm sát. Theo BBC cũng nói, Tổng thống Mỹ đã ra lệnh treo cờ rủ tại Nhà Trắng, hàng ngàn người khắp nước đã có những buổi tưởng niệm cầu nguyện cho những người xấu số và đặc biệt cho các em thiếu nhi "sự ngây thơ của các em đã bị lấy đi quá sớm và không lời nào có thể giảm nhẹ nỗi đâu của chúng." - trích lời Tổng Thống Mỹ 

-----------------------------
27 người chết trong vụ bắn súng ở Mỹ

20 trẻ em, 6 người lớn và tay súng chết trong vụ tấn công bằng súng tại một trường tiểu học ở tiểu bang Connecticut, theo truyền thông Hoa Kỳ.

Các trẻ em nằm trong số nạn nhân tại Trường Tiểu học Sandy Hook ở Newtown, Associated Press đưa tin.
Các bài liên quan

Hình:CNN/Reuters

Trước đó, tin cho hay một tay súng đã bị giết và ba người khác được đưa đi cấp cứu ở bệnh viện.

Cảnh sát không công khai danh tính của tay súng nhưng các quan chức nói với truyền thông Hoa Kỳ rằng đó là con trai 20 tuổi của một nữ giáo viên tại trường, người cũng thiệt mạng.

Trước đó có tin đưa tay súng chính là thanh niên 24 tuổi Ryan Lanza nhưng các quan chức ẩn danh sau đó nói em trai của anh này, Adam, mới là nghi phạm.

'Thảm kịch kinh khủng'

Thống đốc Dan Malloy coi đây là "tấn thảm kịch không lời nào tả được" và đã gặp người nhà của các nạn nhân.

Sau đó ông phát biểu tại một họp báo:

"Hiện còn quá sớm để nói về sự hồi phục... Chúng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để vượt qua sự cố này."
Ông là thị trưởng Stanford, gần New York khi xảy ra vụ tấn công 11/9 và nói ông không thể nào tưởng tượng được một tấn thảm kịch kinh khủng tương tự lại có thể xảy ra.

Hình: CNN/Reuters

Các phóng viên mô tả Trường Sandy Hook thuộc dạng trường có thành tích tốt và có hơn 600 học sinh từ lớp mẫu giáo tới lớp Bốn, trong độ tuổi từ 5 tới 10.

Cảnh sát tới trường vào ngay sau lúc 09:40 giờ sáng giờ địa phương (14:40 GMT).

Nhiều cảnh sát được điều tới hiện trường để rà soát toàn diện và các trường học trong khu vực đã đóng cửa để phòng ngừa.

Với số tử nạn tăng, người ta cho hay không tìm thấy học sinh trong cả một lớp, theo truyền thông địa phương.

Ba người khác được đưa tới bệnh viện trong 'tình trạng hết sức nguy kịch', Thị trưởng Danbury, ông Mark Boughton nói với CNN.

Hình: CNN/Reuters

'Đau khổ vô bờ'

Đây là vụ bắn giết đẫm máu thứ hai trong lịch sử Hoa Kỳ, sau vụ tấn công tại Trường Virginia Tech giết chết 32 người.

Vụ này là lần tấn công lớn thứ ba tại Hoa Kỳ trong năm nay.

Mười hai người bị giết trong vụ nổ súng tại rạp chiếu bóng khai trương phim Batman ở Denver, Colorado vào tháng Bảy và vào tháng Tám 6 người bị giết tại một ngôi đền ở Wisconsin.

"Hôm nay chúng ta vô cùng đau đớn khi nghĩ tới các bậc cha mẹ, ông bà, anh chị em của những em nhỏ và gia đình của những người lớn thiệt mạng."

Tổng thống Barack Obama

Tại Nhà Trắng, Tổng thống Barack Obama không giấu được sự xúc động và dẫn ra các sự cố này trong lúc kêu gọi có "hành động có ý nghĩa...bất chấp chính trị"

"Hôm nay chúng ta vô cùng đau đớn khi nghĩ tới các bậc cha mẹ, ông bà, anh chị em của những em nhỏ và gia đình của những người lớn thiệt mạng."

Ông Obama cũng gửi lời chia buồn tới gia đình của những trẻ em sống sót và nói "sự ngây thơ của các em đã bị lấy đi quá sớm và không lời nào có thể giảm nhẹ nỗi đau của chúng."

Ông gạt nước mắt khi nói về "sự đau khổ vô bờ" trước những mất mát nhân mạng.

Tổng thống cũng ra lệnh treo cờ rủ ở Nhà Trắng sau sự cố vừa xảy ra.



 Hình: CNN/Reuters

(nguồn: BBC/Vietnamese)



Thứ Hai, 3 tháng 12, 2012

Vô cảm với bữa ăn không thịt


Lời bình: Không hiểu nổi với cách làm việc vô trách nhiệm và vô cảm thế này thì đất nước khi nào mới khá lên được. Dư luận đang đợi một lời giải thích, một hành động của Bộ Nội Vụ, một việc cỏn con như thế mà 5 tháng hơn giải quyết không nổi thì nói gì đến thiên hạ đại sự.
--------------------

Ngăn cản sự sẻ chia của cộng đồng đối với những hoàn cảnh khó khăn, ở góc độ nào đó, sự thờ ơ, vô cảm ấy chính là tội ác

Mới đây, việc nhà báo Trần Đăng Tuấn, nguyên Phó tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam viết thư ngỏ gửi Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc xin thành lập quỹ “Cơm có thịt” khiến dư luận đặc biệt chú ý. Chi tiết khiến nhiều người bức xúc thay ông Tuấn là đã hơn nửa năm trôi qua, hồ sơ xin cấp phép thành lập quỹ của ông vẫn bị những chuyên viên của Bộ Nội vụ xếp vào một xó!

Những đứa trẻ này đang cần cơm có thịt

Bức thư của ông cũng khiến dư luận cảm thấy chạnh lòng: không lẽ làm từ thiện cũng phải chờ cấp phép?

Quỹ “Cơm có thịt” của nhà báo Trần Đăng Tuấn ra đời một cách tình cờ, khi ông có dịp lên vùng cao Tây Bắc, chứng kiến chứng kiến bữa ăn chỉ có cơm trắng và canh loãng của các cháu học sinh trong khu nội trú dân nuôi tại một trường ở xã vùng cao Suối Giàng, Văn Chấn, Yên Bái, ông và vài người bạn rủ nhau góp tiền gửi lên hằng tháng để mua thêm thức ăn, mong sao mỗi bữa ăn mỗi cháu có thêm một, hai miếng thịt. 

Sau đó, ông Tuấn có viết về chuyện đó trên blog cá nhân của mình, khi đó không phải là kêu gọi ủng hộ mà chỉ là những dòng tâm sự. Nhưng rồi hàng trăm người đã qua mạng thúc giục lập ra một địa chỉ để cùng chung tay “gắp thịt” vào bát cơm cho các bé học sinh vùng cao.

Quyết tâm sẽ theo đuổi dự án “Cơm có thịt cho học sinh vùng cao” dài hơi hơn, ông Tuấn đã lập hồ sơ xin thành lập quỹ từ thiện “Cơm có thịt” gửi Bộ Nội vụ vào cuối tháng 5/2012. Nhưng đến cuối tháng 10/2012, tức là tròn năm tháng sau khi nộp hồ sơ, hồ sơ chưa được xem xét và không có một thông báo văn bản nào về kết quả xem xét.

Có lẽ, những người có trách nhiệm xem xét, ký duyệt hồ sơ thành lập quỹ từ thiện của Bộ Nội vụ chưa một lần lên với vùng cao, chưa một lần chứng kiến những đứa trẻ nheo nhóc, rách rưới, đi bộ cả mười cây số tới trường trong mùa đông giá buốt.

Họ chắc cũng chưa chứng kiến những cái lán, được gọi là “lớp học”, che chắn bởi vài mảnh nứa, bàn ghế là những cành cây, khúc gỗ. Và chắc hẳn, họ chưa “được” nếm thử những bữa ăn chỉ có cơm nguội chan với thứ nước được gọi là canh, nấu bằng nước lã và một chút muối.

Phải chăng vì vậy nên họ chẳng thèm ngó ngàng tới hồ sơ của ông Tuấn? Hay vì đối với họ, bữa cơm nào cũng thừa mứa thịt nên họ cảm thấy miếng thịt chẳng có ý nghĩa gì?

Không thể nào trong một xã hội với truyền thống tương ái, tương thân, lá lành đùm lá rách mà những việc làm xuất phát từ tinh thần thiện nguyện lại bị từ chối một cách vô trách nhiệm như vậy. Không thể nào tình thương yêu giữa con người với con người, giữa đồng bào với đồng bào lại vướng vào những rào cản vô lý như thế.

Đất nước còn nhiều khó khăn, nhưng cũng còn có rất nhiều những tấm lòng sẵn sàng sẻ chia. Điều quan trọng là đừng ai ngăn cản sự sẻ chia của cộng đồng đối với những hoàn cảnh khó khăn, thiệt thòi trong xã hội.

Điều quan trọng nữa là đừng ai vô cảm trước khó khăn của đồng bào. Ở góc độ nào đó, sự thờ ơ, vô cảm ấy chính là tội ác, một tội ác không thể dung thứ.

Theo Báo Đất Việt

Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2012

Núi Phú Sĩ (Fujiyama)

Linh hồn của người Nhật được tượng trưng bởi núi Phú Sĩ và Hoa Anh Đào. Phái đoàn chúng tôi đến vào tháng 11 nên Hoa Anh Đào không nở vào tháng này mà chỉ còn trông thấy được ngọn núi Phú Sĩ sừng sững với tuyết sương. Quả là không sai với tên gọi: Vạn niên tuyết. Chiều tối ngày 3 tháng 11 năm 2012, đoàn chúng tôi đã có dịp ngắm núi Phú Sĩ khi mặt trời lặn và chụp hình chung đã lưu lại cho ngày sau.

Tại bãi đậu xe công cộng trên đại lộ này, một hình ảnh khiến cho phái đoàn không quên được đó là nhà vệ sinh đẹp nhất và hiện đại nhất thế giới mà ngay cả những nước Âu, Mỹ cũng không sánh bằng.

















Thành phố Hiroshima

Năm 1945 kết thúc Đệ nhị Thế chiến (1939-1945) Nhật Bản đã phải hứng chịu nỗi tang thương đổ nát bởi hai quả bom nguyên tử tại Hiroshima và Nagasaki. Nhưng ngày nay du khách đến đây không còn cảm thấy những vết thương lòng khắc khỏi như xưa nữa, mà chỉ còn trông thấy một thành phố phát triển hiện đại không khác gì Âu, Mỹ.

Phái đoàn chúng tôi đến trước đài kỷ niệm hướng về nhà thờ Cụt đầu và ngọn lữa thiêng để tụng 21 biến thần chú Vãng sanh Tịnh độ, cầu nguyện cho những người không may mắn sanh về thế giới an lành của chư Phật.

Sau lưng chúng tôi là Viện Bảo tàng Lịch sử ghi lại tất cả những dấu vết tang thương đỗ vỡ này từ khi quả bom đã dội vào thành phố lịch sử ấy.


 Nhà thờ cụt đầu - một chứng tích tàn phá do bom nguyên tử còn lưu lại nguyên vẹn





 Bảo tàng chứng tích






 Phái đoàn cầu nguyện















Đức Địa Tạng không đầu tại Fuchu – Hiroshima


Nếu ai đó đã đọc qua bộ sách dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Việt của Hòa thượng Phương Trượng chùa Viên Giác: Những mẫu chuyện linh ứng của đức Địa Tạng Vương Bồ Tát tại  Fuchu thì cũng mong mỏi được một lần tới đó để đảnh lễ Ngài. Đoàn chúng tôi 85 người vào ngày 2 tháng 11 năm 2012 đã trực chỉ đến địa phương này bằng 2 xe bus lớn vào một chiều thu lộng gió với những chiếc lá vàng bay lã tã đó đây.

Phái đoàn đã tam bộ nhất bái và cầu nguyện trước Tôn tượng đức Địa Tạng không có đầu này.

Hôm nay cũng là ngày họp mặt đông đủ của cả đoàn nên đại diện của châu Âu, Á và Mỹ đã lên phát biểu cảm tưởng của mình.

Hòa thượng Phương Trượng đã dâng hai bộ sách bằng tiếng Việt lên Ngài và được biết những câu chuyện này đã dịch sang tiếng Anh, Đại Hàn và Trung Quốc.

Theo người có tránh nhiệm tại đây cho biết, mỗi năm có khoảng từ 600 ngàn lượt người đến 1 triệu lượt người đến lễ bái đức Địa Tạng linh nghiệm này.