Liên hệ: huephap78@gmail.com

Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011

Chuyện lạ có thật: Dòng sông trên dòng sông

Một người bạn gởi cho blog tui vài tấm hình lạ này, và nói rằng, dù bạn đã xem qua nhưng vẫn có thể không tin đó là sự thật. Nhưng blog tui xem một lần là tin liền, hihi. Bạn thì sao.

Thật sự, khó tin ở chổ, trước giờ mình có nghe nói làm cầu cho tàu thuyền qua lại bao giờ trong đời đâu. Nào là cầu đi bộ, cầu vượt, cầu chui, cầu leo, cầu... trong nhà, giờ mới nghe cầu... nước (tiếng Anh là: Water Bridge). Blog tui xem rất nhiều báo chí, thích kênh Discovery - kênh chuyên chiếu về khám phá, điều khó tin v..v.- nhưng chắc là lúc xem thì phim này hết chiếu, lúc coi thì tin đã qua. Vậy cho nên giờ mới thành kẻ lạc hậu.

Tên cầu nước (water bridge) này là Magdeburg, một công trình của nước Đức, kết nối kênh đào Elbe-Havel với kênh đào Mittelland, và cho phép tàu thuyền đi qua dòng sông Elbe. Xây dựng trong 6 năm, tốn 500 triệu Euro, dài 918 mét (gần một cây số chứ ít gì) nó là cầu nước dài nhất thế giới hiện nay (vậy chắc trên thế giới còn chục cầu nước này quá, ôi lạc hậu, lạc hậu, chắc bữa nào đi Châu Âu, khám phá quá...)

Có bảng tin tiếng Anh bên dưới, bà con nào muốn thêm chi tiết thì đọc nhé. Một số tin trên cũng phần nào hiểu. Còn cầu vận hành thế nào thì xem hết hình sẽ cũng hiểu phần nào, theo blog tui nghĩ vậy.
Click vào hình để xem to hơn.








The Magdeburg Water Bridge is a navigable aqueduct in Germany that connects the Elbe-Havel Canal to the Mittelland Canal, and allows ships to cross over the Elbe River. At 918 meters, it is the longest navigable aqueduct in the world.
The Elbe-Havel and Mittelland canals had previously met near Magdeburg but on opposite sides of the Elbe. Ships moving between the two had to make a 12-kilometer detour, descending from the Mittelland Canal through the Rothensee boat lift into the Elbe, then sailing downstream on the river, before entering the Elbe-Havel Canal through Niegripp lock. Low water levels in the Elbe often prevented fully laden canal barges from making this crossing, requiring time-consuming off-loading of cargo.

Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011

Báo Giác Ngộ là của ai? và Hoan nghênh trang Phật tử Việt Nam

Ngày 28 tháng 7, báo Bình Định điện tử trong phần An ninh - Trật tự có đăng bài "Bị đuổi khỏi chùa, trở thành tội phạm" đã mô tả đầy đủ và khách quan việc Nguyễn Thanh Lịch sau khi bị đuổi ra khỏi chùa thì mới phạm tội trộm cắp, thì ngày 29 tháng 7, báo Vietnamnet đã quay ngược 180 độ để câu khách thành tựa đề đầy giật gân: "Thành tích" nhà sư trộm SH chở bạn gái. Trước đó, báo phunutoday đã đăng bài này với tựa đề khá hấp dẫn mà không biết đã kiểm chứng thông tin chính xác chưa: Nhà sư trộm xe xịn để chở bạn gái đi chơi.


Hình đăng lại từ phattuvietnam.net

Thế nhưng điều đáng bàn là: báo Giác Ngộ (nói chung báo giấy và báo online), cơ quan ngôn luận của Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh, đã và đang làm gì với những thông tin gây hiểu lầm và đánh phá Phật giáo như thế, mà tới tận rạng sáng  hôm nay, ngày 30 tháng 7, khi tôi viết bài này, kiểm chứng vẫn chưa thấy báo Giác Ngộ cựa động gì ngoài các tin tức bình thường (loại tin này ai viết cũng được)  đăng trên tin nổi bật của mình như: Truyền hình tuổi trẻ giới thiệu về điểm nhấn của tháng bảy: Đại nhạc hội Vu lan đồng vọng 31.7;  Đổi với nhân sự cấp cao, củng cố tăng trưởng và chủ quyền quốc gia; rồi một vài tin về Phật giáo các nơi, trong khi người ta bàn xấu về mình thì mình lại im lặng. Nếu mình xấu thiệt thì báo Giác Ngộ cũng phải lên tiếng xin lỗi độc giả, đăng phản hồi của các vị lãnh đạo giáo hội trong việc xấu này; còn ngược lại, mình không xấu như thế lại bị "chụp mũ" khiến cho bạn độc khắp nơi hiểu lầm về Phật giáo, xa rời Phật giáo.

Trước đây loạt thông tin về chùa Bát Nhã, ở Bảo Lộc, Lâm Đồng, báo Giác Ngộ đã im lặng, chỉ đưa vài thông tin mà ai cũng đã biết, không có lấy một bài phản biện nào làm nức lòng độc giả. Cũng dễ hiểu thôi, báo Giác Ngộ cũng là một tờ báo được "định hướng" như gần 700 tờ báo khác trên khắp đất nước Việt Nam này. Vậy còn bây giờ, báo người  ta đưa bài,  mà lại đưa tin thiếu thiện chí, lấy tin Phật giáo để câu view, đưa tin sai sự thật, vậy mà Giác ngộ cũng im luôn, chẳng lẽ bị báo "đàn anh" Vietnamnet "định hướng" luôn sao. Vậy báo Giác ngộ là của ai? Xin mọi  người trả lời giùm.

Ảnh chụp giao diện của báo Giác ngộ online rạng sáng ngày 30.07.2011

Trong khi đó, phải nói trang tin (đây chỉ là một trang tin, không phải là báo, không có trụ sở hoàng tráng từ tiền đống góp của nhân dân, Phật tử, và đủ ban bệ như báo Giác Ngộ)  Phật tử Việt Nam đã nhanh chóng xác minh bài viết, nhanh chóng hồi đáp để làm sáng tỏ vụ việc, đem lại sự minh bạch của thông tin. Hoan nghênh trang tin Phật tử Việt Nam. 

Báo Giác Ngộ online đã tự đánh mất chính mình, đánh mất niềm tin của đồng bào Phật tử, khi chính mình lại là cơ quan ngôn luận của Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, cả nước nói chung.

-------------------------------

Bài viết trên trang Phật tử Việt Nam: Vietnamnet.vn, phunutoday.vn cố tình bôi nhọ Phật giáo?

Vietnamnet.vn, phunutoday.vn cố tình bôi nhọ Phật giáo?


Điều đáng xấu hổ đối với đạo đức nghề nghiệp của báo điện tử vietnamnet.vn là khi đăng lại bài từ báo Điện tử Bình Định, báo mạng này đã cố tình đổi tiêu đề bài viết “Bị đuổi khỏi chùa, trở thành tội phạm” thành “'Thành tích' của nhà sư trộm SH chở bạn gái” để câu khách và bôi nhọ Phật giáo, tiếp tục sử dụng thuật ngữ “nhà sư”, dù nội dung bài rõ ràng cho thấy Lịch không còn tu ở chùa, càng không phải là nhà sư.
Vào lúc 20:26' ngày 28/7/ 2011, Báo Bình Định điện tử đăng bài "Bị đuổi khỏi chùa, trở thành tội phạm" của tác giả Xuân Linh, qua đó làm rõ sự thật gây xôn xao dư luận trên mạng vài ba ngày qua về trường hợp Nguyễn Thanh Lịch, sau khi bị đuổi khỏi chùa đã phạm tội lấy cắp xe máy SH.

Điều đáng bàn là cách đưa tin, viết bài, đặt tít giật gân, câu khách mang tính bôi nhọ Phật giáo của các báo điện tử lớn như Vietnamnet.vn hay tờ báo mạng lá cải đầy tai tiếng phunutoday.vn.
Phunutoday.vn - Tờ báo mạng mới xuất hiện nên đã tìm cách câu view bằng những bài lá cải về đời tư, ảnh nóng, nay quay sang tin giật gân
Báo Bình Định điện tử mô tả rất đầy đủ, khách quan tiến trình của sự việc, khẳng định rõ vào thời điểm phạm tội trộm cắp, Nguyễn Thanh Lịch không phải là người tu ở chùa, càng không phải là nhà sư.
Trong khi đó, việc tường thuật mù mờ, sử dụng thuật ngữ Phật giáo không chính xác của phunutoday.vn đã gây hiểu nhầm rằng Lịch đang là một nhà sư, đang tu ở chùa và đi phạm tội. Trong khi thực tế, Lịch mới 19 tuổi, chưa đủ tuổi thọ giới tỳ kheo nên không thể gọi là nhà sư, nếu tu ở chùa thì chỉ gọi là chú tiểu, hay sadi (nếu đã thọ giới này mà thôi).
Với sự lập lờ gây hiểu nhầm này, sự việc đã trở thành đề tài nóng của dư luận trên mạng, được một loạt các trang mạng đăng lại, kể cả các diễn đàn, nơi vốn đầy những bình phẩm “gió tanh mưa máu”, kể cả của những tôn giáo khác.
Có những lúc bài viết này trên vietnamnet.vn đã được đọc nhiều nhất và liên tục lọt vào top 10 bài được đọc nhiều nhất trên vietnamnet.net vào cuối ngày 28/7 và đến chiều ngày 29/8, cạnh các đề tài khoe hàng, trao thân, sung sướng, tội phạm khác trên báo điện tử này.
Điều đáng xấu hổ đối với đạo đức nghề nghiệp của báo điện tử vietnamnet.vn là khi đăng lại bài từ báo Điện tử Bình Định, báo mạng này đã cố tình đổi tiêu đề bài viết “Bị đuổi khỏi chùa, trở thành tội phạm” thành “'Thành tích' của nhà sư trộm SH chở bạn gái” để câu khách và bôi nhọ Phật giáo, tiếp tục sử dụng thuật ngữ “nhà sư”, dù nội dung bài rõ ràng cho thấy Lịch không còn tu ở chùa, càng không phải là nhà sư.
Bài gốc trên báo Bình Định và bài đăng lại trên vietnamnet.vn
Việc lợi dụng sự quan tâm của dư luận với một đề tài nhạy cảm để đặt tiêu đề giật gân, câu khách, có ý bôi nhọ này của vietnamnet.vn, hay viết bài không đến nơi đến chốn của phunungaynay.vn, cho thấy nhiều báo mạng đã đi quá xa giới hạn đạo đức nghề nghiệp của một phương tiện truyền thông, câu view bằng mọi giá bất chấp sự thật, bất chấp niềm tin tôn giáo của hàng chục triệu người.
Chỉ mới đây thôi, dư luận đã phát sốt, phát rét với tình trạng khoe thân, bới móc đời tư người nổi tiếng của các báo mạng. Ngay cả chương trình Gặp nhau cuối năm 2010 trên VTV đã phải lên tiếng về hiện tượng đặt tít bài giật gân, câu khách, chẳng liên quan đến nội dung bài của báo điện tử, mà Vietnamnet.vn là một điển hình.
Nay thì các báo điện tử bắt đầu mon men khai thác những đề tài nhạy cảm khác, không loại trừ cả tôn giáo.
Vẫn biết mọi ngành, mọi lĩnh vực đều bình đẳng trước dư luận, song khi bàn, khi viết về một vấn đề có liên quan đến tôn giáo, ảnh hưởng đến uy tín, niềm tin của hàng chục triệu người, người cầm bút, tòa soạn cần phải hết sức thận trọng, kiểm tra kỹ càng, viết đúng mực, không thể dùng sự “thiếu văn hóa, thiếu đạo đức nghề nghiệp” của mình để nói về lĩnh vực như vậy.
Sự việc này cũng đặt ra một yêu cầu đối với GHPGVN là cần có một bộ phận phản ứng nhanh (trong các tổ chức, doanh nghiệp thường gọi là bộ phận quan hệ công chúng) để xử lý các “khủng hoảng truyền thông” kiểu này, phối hợp với các cơ quan chức năng như Bộ Thông tin truyền thông, Ban Tôn giáo Chính phủ có tiếng nói kịp thời với những cơ quan truyền thông cố tình làm sai lệch sự việc.
Giáo hội cũng không thể tiếp tục thờ ơ, phản ứng chiếu lệ trước hiện tượng sư giả tràn lan, bào mòn hình ảnh nhà Phật xuất hiện nhiều nơi.
Ngoài ra, trong thế giới thông tin ngày nay, với truyền thông xã hội như blog, mạng xã hội, diễn đàn… bên cạnh truyền thông chính thức, không có lĩnh vực gì được coi là cấm cả.
Đã qua rồi cái thời “đóng cửa bảo nhau”. Chỉ bằng một chiếc điện thoại di động, mọi sự thật đều có thể được phơi bày trên mạng. Vì vậy GHPGVN, cụ thể là Ban Tăng sự cần có giải pháp để đảm bảo sự trong sáng của cửa Thiền, nhất là việc nhận người xuất gia, tuân thủ giới luật và nếp sống phạm hạnh của người tu sĩ.
Giới Phật tử chúng ta cũng cần đồng lòng lên tiếng kịp thời tới các báo mạng nói trên để bày tỏ sự phản đối trước cách làm việc thiếu trách nhiệm, thiếu đạo đức nghề nghiệp của họ.

Theo Phattuvietnam.net

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2011

Vietnamnet.vn, phunutoday.vn cố tình bôi nhọ Phật giáo?


Điều đáng xấu hổ đối với đạo đức nghề nghiệp của báo điện tử vietnamnet.vn là khi đăng lại bài từ báo Điện tử Bình Định, báo mạng này đã cố tình đổi tiêu đề bài viết “Bị đuổi khỏi chùa, trở thành tội phạm” thành “'Thành tích' của nhà sư trộm SH chở bạn gái” để câu khách và bôi nhọ Phật giáo, tiếp tục sử dụng thuật ngữ “nhà sư”, dù nội dung bài rõ ràng cho thấy Lịch không còn tu ở chùa, càng không phải là nhà sư.
Vào lúc 20:26' ngày 28/7/ 2011, Báo Bình Định điện tử đăng bài "Bị đuổi khỏi chùa, trở thành tội phạm" của tác giả Xuân Linh, qua đó làm rõ sự thật gây xôn xao dư luận trên mạng vài ba ngày qua về trường hợp Nguyễn Thanh Lịch, sau khi bị đuổi khỏi chùa đã phạm tội lấy cắp xe máy SH.

Điều đáng bàn là cách đưa tin, viết bài, đặt tít giật gân, câu khách mang tính bôi nhọ Phật giáo của các báo điện tử lớn như Vietnamnet.vn hay tờ báo mạng lá cải đầy tai tiếng phunutoday.vn.
Phunutoday.vn - Tờ báo mạng mới xuất hiện nên đã tìm cách câu view bằng những bài lá cải về đời tư, ảnh nóng, nay quay sang tin giật gân
Báo Bình Định điện tử mô tả rất đầy đủ, khách quan tiến trình của sự việc, khẳng định rõ vào thời điểm phạm tội trộm cắp, Nguyễn Thanh Lịch không phải là người tu ở chùa, càng không phải là nhà sư.
Trong khi đó, việc tường thuật mù mờ, sử dụng thuật ngữ Phật giáo không chính xác của phunutoday.vn đã gây hiểu nhầm rằng Lịch đang là một nhà sư, đang tu ở chùa và đi phạm tội. Trong khi thực tế, Lịch mới 19 tuổi, chưa đủ tuổi thọ giới tỳ kheo nên không thể gọi là nhà sư, nếu tu ở chùa thì chỉ gọi là chú tiểu, hay sadi (nếu đã thọ giới này mà thôi).
Với sự lập lờ gây hiểu nhầm này, sự việc đã trở thành đề tài nóng của dư luận trên mạng, được một loạt các trang mạng đăng lại, kể cả các diễn đàn, nơi vốn đầy những bình phẩm “gió tanh mưa máu”, kể cả của những tôn giáo khác.
Có những lúc bài viết này trên vietnamnet.vn đã được đọc nhiều nhất và liên tục lọt vào top 10 bài được đọc nhiều nhất trên vietnamnet.net vào cuối ngày 28/7 và đến chiều ngày 29/8, cạnh các đề tài khoe hàng, trao thân, sung sướng, tội phạm khác trên báo điện tử này.
Điều đáng xấu hổ đối với đạo đức nghề nghiệp của báo điện tử vietnamnet.vn là khi đăng lại bài từ báo Điện tử Bình Định, báo mạng này đã cố tình đổi tiêu đề bài viết “Bị đuổi khỏi chùa, trở thành tội phạm” thành “'Thành tích' của nhà sư trộm SH chở bạn gái” để câu khách và bôi nhọ Phật giáo, tiếp tục sử dụng thuật ngữ “nhà sư”, dù nội dung bài rõ ràng cho thấy Lịch không còn tu ở chùa, càng không phải là nhà sư.
Bài gốc trên báo Bình Định và bài đăng lại trên vietnamnet.vn
Việc lợi dụng sự quan tâm của dư luận với một đề tài nhạy cảm để đặt tiêu đề giật gân, câu khách, có ý bôi nhọ này của vietnamnet.vn, hay viết bài không đến nơi đến chốn của phunungaynay.vn, cho thấy nhiều báo mạng đã đi quá xa giới hạn đạo đức nghề nghiệp của một phương tiện truyền thông, câu view bằng mọi giá bất chấp sự thật, bất chấp niềm tin tôn giáo của hàng chục triệu người.
Chỉ mới đây thôi, dư luận đã phát sốt, phát rét với tình trạng khoe thân, bới móc đời tư người nổi tiếng của các báo mạng. Ngay cả chương trình Gặp nhau cuối năm 2010 trên VTV đã phải lên tiếng về hiện tượng đặt tít bài giật gân, câu khách, chẳng liên quan đến nội dung bài của báo điện tử, mà Vietnamnet.vn là một điển hình.
Nay thì các báo điện tử bắt đầu mon men khai thác những đề tài nhạy cảm khác, không loại trừ cả tôn giáo.
Vẫn biết mọi ngành, mọi lĩnh vực đều bình đẳng trước dư luận, song khi bàn, khi viết về một vấn đề có liên quan đến tôn giáo, ảnh hưởng đến uy tín, niềm tin của hàng chục triệu người, người cầm bút, tòa soạn cần phải hết sức thận trọng, kiểm tra kỹ càng, viết đúng mực, không thể dùng sự “thiếu văn hóa, thiếu đạo đức nghề nghiệp” của mình để nói về lĩnh vực như vậy.
Sự việc này cũng đặt ra một yêu cầu đối với GHPGVN là cần có một bộ phận phản ứng nhanh (trong các tổ chức, doanh nghiệp thường gọi là bộ phận quan hệ công chúng) để xử lý các “khủng hoảng truyền thông” kiểu này, phối hợp với các cơ quan chức năng như Bộ Thông tin truyền thông, Ban Tôn giáo Chính phủ có tiếng nói kịp thời với những cơ quan truyền thông cố tình làm sai lệch sự việc.
Giáo hội cũng không thể tiếp tục thờ ơ, phản ứng chiếu lệ trước hiện tượng sư giả tràn lan, bào mòn hình ảnh nhà Phật xuất hiện nhiều nơi.
Ngoài ra, trong thế giới thông tin ngày nay, với truyền thông xã hội như blog, mạng xã hội, diễn đàn… bên cạnh truyền thông chính thức, không có lĩnh vực gì được coi là cấm cả.
Đã qua rồi cái thời “đóng cửa bảo nhau”. Chỉ bằng một chiếc điện thoại di động, mọi sự thật đều có thể được phơi bày trên mạng. Vì vậy GHPGVN, cụ thể là Ban Tăng sự cần có giải pháp để đảm bảo sự trong sáng của cửa Thiền, nhất là việc nhận người xuất gia, tuân thủ giới luật và nếp sống phạm hạnh của người tu sĩ.
Giới Phật tử chúng ta cũng cần đồng lòng lên tiếng kịp thời tới các báo mạng nói trên để bày tỏ sự phản đối trước cách làm việc thiếu trách nhiệm, thiếu đạo đức nghề nghiệp của họ
theo Phattvietnam,net

Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2011

Chùm ảnh Hang động và Tượng Phật đá hùng vĩ ở Sri Lanka

Ở Sri Lanka, có những hang động được các nhà sư thời xưa đục vào bên trong, sâu khoảng chục mét để thờ đức Phật. Trong những hang động đó hầu như lúc nào cũng có tượng đức Phật Nhập Niết Bàn, và hầu như các bức tượng Phật lớn nhỏ đều tạc bằng đá nguyên chất. Nhìn tận mắt sẽ thấy được công lao to lớn của các bậc tiền nhân. Chỉ với những ý chí sắt đá, một tâm huyết vĩ đại vì Phật giáo mới có thể bỏ công lao cả vài chục năm để làm điều đó. Thật quá sức tưởng tượng nổi.

Đây là cả một ngọn núi lớn, đi cả hơn vài trăm bậc tam cấp mới đến nơi. Trên đỉnh này người xưa đã đục vào trong hơn chục mét, ở ngoài xây dãy hàng lang dài màu trắng. Một hang động vùng Kalutara, phía bắc Sri Lanka

Bên trong hang động, có tượng đức Phật Nhập Niết Bàn

Trần đá phía trên được vẽ hoa, với loại màu không phai theo thời gian.

Một trong những tượng Phật trong hang động

Tượng toàn bằng đá nguyên khối


Các tượng Phật bên trong hang động





Ngoài hang động, thì ngành khảo cổ học Sri Lanka đã khám phá được các khu vực tượng đá Gal - Vihara. Đây là một trong những khu vực tượng đá nổi tiếng nhất Sri Lanka có niên đại cả ngàn năm. Xung quanh là khu rừng, quan sát chỉ thấy có khối đá lớn, người xưa đã tạc thành các bức tượng Phật Nhập Niết Bàn, tượng đức A Nan đứng hầu đức Phật, và tượng đức Phật nhập chánh định...

Tượng đức A Nan buồn bã đứng hầu đức Phật Nhập Niết Bàn cao cả chục mét hơn


Tượng Phật Nhập Niết Bàn, tất cả đều bằng đá.

từ hòn núi đá trơ trọi trong rừng đó.


Bảng thông tin về khu vực khảo cổ nổi tiếng này.

Tin, ảnh: Huệ Pháp

Thứ Ba, 12 tháng 7, 2011

Chiêm bái Quốc Bảo của đất nước Sri Lanka: Xá lợi Răng của đức Phật

Hành trình của đoàn chúng tôi tiếp tục đi Kandy, một kinh đô cổ giống kinh đô Huế ở Việt Nam. Nơi đây có một thánh tích Phật giáo mà bất cứ người Phật tử nào trên thế giới khi đến Sri Lanka đều nên phải đến đây. Thành phố không lớn lắm nhưng đông khách du lịch. Đoạn đường từ Colombo đến Kandy tuy không dài, chỉ khoảng gần 150 km nhưng do đường quá nhỏ, nên phải mất gần 4 tiếng đồng hồ di chuyển. Đường quốc lộ của đảo quốc Sri Lanka khá nhỏ, chỉ có hai làn xe, nên việc di chuyển từ thành phố này đến thành phố khác khá mất thời gian.

Toàn cảnh cung điện nơi thờ Xá Lợi Răng đức Phật
Trên đường đi đến Kandy, chúng tôi có ghé thăm khu bảo tồn Voi. Ở đảo quốc này vẫn còn tồn tại kiểu bán vé hai giá giống Ấn Độ. Một giá vé cao ngất ngưỡng dành cho khách ngoại quốc. Chỉ xem vài con voi nhưng phải trả đến 20 usd. Suy đi nghĩ lại, đoàn quyết định không vào xem nữa, nhưng có một điều không may xảy ra, một trong hai chiếc xe của đoàn bị xì lớp, nên phải đành nghỉ chân ở khu vực chờ của khu bảo tồn. Một tiếng trôi qua nhưng xe vẫn chưa thể khởi hành, Hòa thượng trưởng đoàn quyết định để đoàn Việt Nam đi trước, còn đoàn người Áo đi sau.
Thêm chú thích

Tại Kandy, chúng tôi được ở khách sạn Queen, một khách sạn tầm 4 sao, được xây dựng cách đây hơn 40 năm. Nội thất bên trong khá sang, toàn bằng gỗ. Khách sạn đối diện với nơi mà chúng tôi đang háo hức muốn được chiêm bái: Tháp thờ Xá lợi răng của đức Phật. Trên đường đi, Hòa thượng Phương trượng Viên Giác có nói đến một thông tin quan trọng về tháp Xá lợi Răng Phật như thế này: Nơi thờ Xá lợi Răng Phật được tôn trí ở Cố Cung của vua ngày xưa. Nơi đây chính là cung điện của các triều đại, sau này khi chuyển kinh đô về Colombo, mới quyết định dùng cung điện chính nơi đức vua ở để tôn trí Xá Lợi Răng đức Phật. Đây là một trong hai bảo vật quốc gia của đất nước Sri Lanka, cái thứ hai chính là cây Bồ đề có nguồn gốc từ chính cây Bồ đề nơi đức Phật Thành đạo ở Bohgaya, Ấn Độ. Thông tin về cây Bồ đề này tôi sẽ trình bày ở bài sau. Giờ nói tiếp về quốc bảo của  Sri Lanka. Hòa thượng có nhắc đến một điểm quan trọng rằng, nếu muốn mở cái tháp vàng bao bọc bên ngoài Xá lợi này thì phải có đủ bốn chiếc chìa khóa do bốn người giữ, đó là: Tổng thống Sri Lanka, Thủ tướng Sri Lanka, đức Tăng thống Sri Lanka và vị trụ trì nơi trông giữ Xá lợi Răng đức Phật.

Cửa chính dẫn lên tầng trên thờ Xá lợi Răng đức Phật
Nơi tôn thờ Xá lợi Răng đức Phật rất đẹp và tôn nghiêm. Nên biết rằng, tại đất nước Phật giáo Sri Lanka này, bất cứ ai, mỗi khi vô đến sân chùa đều phải bỏ giầy dép ở ngoài, và không được đứng quay lưng lại với tháp và tượng đức Phật. Mỗi ngày ba thời, chư Tăng ở đây tụng kinh cầu nguyện và mở cửa lên bảo tháp chính để lễ lậy. Người hành hương bình thường không thể vào bên trong nơi thờ bảo tháp được, chỉ ở bên ngoài hướng về phía thờ bảo tháp để lễ lạy. Muốn vào tận bên trong nơi có bảo tháp để chiêm ngưỡng phải đăng ký trước. Là đoàn của bốn vị vừa mới lãnh giải thưởng tinh thần vì có công truyền bá Phật pháp của chính phủ Sri Lanka nên đoàn được chào đón rất nồng hậu, được dẫn đi hết các nơi mà chỉ có lãnh đạo cấp chính phủ hay các phái đoàn ngoại giao mới được phép viếng thăm.
Nhạc công trổi nhạc cúng dường
Đúng sáu giờ, thời tụng kinh chiều diễn ra, nhạc công tiến đến trước cửa chính dẫn lên nơi thờ Xá lợi Răng bắt đầu trổi nhạc cúng dường. Quý chư Tăng được Phật tử lấy nước rửa chân trước khi bước vào Đại Bảo Tháp. Đoàn chúng tôi được hướng dẫn đi lên phía trên. Quan sát thấy phòng phía dưới toàn phẩm vật quý giá của các đoàn cúng dường. Đi lên cầu thang sẽ đến căn phòng thờ bảo tháp Xá lợi Răng đức Phật. Nơi đây được yêu cầu không chụp hình cho nên chúng tôi đã không thể chụp hình để gởi đến quý vị. Căn phòng thờ bảo tháp khá nhỏ, chỉ đủ một người vào lễ lậy. Có hai vị Tăng đứng hai bên hướng dẫn, một vị đưa một nhúm hoa lài để người lễ lậy cúng dường bảo tháp. Bảo tháp bằng vàng tuyệt đẹp, để trong khung kính, cao khoảng gần 1 mét, xá lợi Răng đức Phật được tôn thờ bên trong đó, ít người thấy được. Nhưng đối với chúng tôi, đó là một đại nhân duyên, nếu không đi cùng nhị vị Hòa thượng trưởng lão thì khó mà có thể vào tận bên trong để tận mắt nhìn thấy bảo tháp.

Sau khi lễ lậy, đoàn được hướng dẫn đi ra bên ngoài. Bên ngoài có rất nhiều Phật tử địa phương tập trung lễ lậy từ xa. Đoàn tiếp tục được hướng dẫn đi tham quan một số khu vực dành riêng. Có một khu vực mà ai cũng thích đó là lan can nhìn ra phía trước, nơi ngày xưa nhà vua đứng để nói chuyện với công chúng. Ai cũng tranh thủ được… làm vua một lần, đứng nơi đó ghi lại khoảng khắc ngày xưa.


Bên ngoài nơi tôn trí Xá lơi Răng Phật

Phẩm vật cúng dường

Phật tử địa phương hành lễ bên ngoài nơi tôn trí


Một trong những tượng Phật bên trong cung điện

Phật tử thành kính dâng hoa cúng dường

Phái đoàn Việt Nam tụng kinh cầu nguyện bên sảnh thiền đường



Kiến trúc tuyệt đẹp của cung điện

Bên ngoài cung điện về đêm

Hàng hoa cúng dường Phật