Liên hệ: huephap78@gmail.com

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

Thư từ Birmingham, Anh quốc: khóa tu học Phật pháp

Đối với Phật tử Châu Âu, đây là khóa tu lần thứ 24, tức đã 24 lần tổ chức thành công khóa tu và học cho hàng Phật tử tại gia tại các nước Bắc Âu này. Năm nay, khóa tu học được tổ chức tại Birmingham, Anh quốc. Phật tử Việt Nam từ các quốc gia lân cận Anh quốc đã tề tựu về với con số hơn 700 người. Nhỏ nhất cỡ 5 tuổi, mẹ dắt đi theo; lớn nhất là các cụ già về hưu cỡ 80.

Ngoài chư Tăng Việt Nam định cư ở các nước Bắc Âu còn có các vị là người phương tây như người Mỹ, người Đức, Nepal và Trung quốc. Vì không có một ngôi chùa Việt nào ở Châu Âu có thể dung chứa số lượng người như thế nên mỗi lần tổ chức khóa tu học, Ban tổ chức luôn phải đôn đáo đi tìm địa điểm để thuê. Lần này, ngôi trường bán trú Hillcrest School ở Birmingham được chọn. Được biết, hợp đồng thuê trường đã được diễn ra từ năm ngoái, với chi phí là 30000 bảng Anh. Ngoài số tiền đó ra, còn phải thuê đủ thứ mới có thể phục vụ cho khóa tu học này đó là hệ thống nhà tắm di động rất tiện lợi. Mỗi contener có 3 nhà tắm nhỏ, có thể kéo đi đây đó. Giá thuê cho ba contener này hết 10000 bảng Anh cho 10 ngày. 

Một buổi giảng cho lớp thanh thiếu niên





Ở cái xứ này, cái gì cũng mắc và đắt đỏ, xứ không chào đón người nghèo thì đúng hơn. Chỉ việc xin visa vào Anh từ các quốc gia Châu Á đã nói lên được phần nào. Nhiều thầy cô và Phật tử Việt Nam muốn tham dự nhưng đành phải gác lại vì bị từ chối Visa vào Anh quốc. Kèm theo đó, nhân dịp này Anh quốc đang tổ chức Olympic nên việc ra vào Anh lại càng khó hơn bội phần. Ngay cả những người sống ở các nước Châu Âu lâu ngày nhưng chưa có quốc tịch vẫn bị từ chối khi xin Visa vào Anh quốc như thường.

Khóa tu học này có nhiều cái vui, và có lẽ vui nhất là sự tham gia của các em thiếu niên người Việt sinh ra và lớn lên ở đây. Gần 150 em tuổi từ 12 đến 22 từ các quốc gia Châu Âu tham dự. Các em nói chuyện với nhau toàn tiếng bản xứ, tiếng Việt chỉ ở tầm mức trung bình khá, vì thế khi giảng dạy cho các em, ngoài việc phải nói chậm, lập đi lập lại nhiều lần còn phải chêm từ tiếng Anh vào cho chắc. Nhiều thầy quen nói nhanh, làm luôn một tràng, nhìn lại, thấy các em mặt ngơ ngác như ‘con nai vàng đạp lá mùa thu’.

Việc tham dự khóa tu học đối với thanh thiếu niên Việt sinh ra và lớn lên ở Châu Âu là một sự nổ lực lớn. Họ rất dễ kết bạn cùng trang lứa, năng động nhưng lại khá rụt rè với người lớn nói tiếng Việt. Vì với vốn tiếng Việt hạn chế nên họ trở nên ngượng ngạo khi tiếp xúc và tiếp chuyện với các thầy. Vào lớp học, chuyện ngồi nói chuyện với nhau, ngồi thả chân, ngáp, hay chẳng buồn để ý đến bài giảng của các thầy là chuyện bình thường, vì thế, nếu bài giảng chỉ thuần túy về kinh, giáo lý sẽ khiến các em nhưng muốn ‘phiêu diêu’ về miền ‘phòng ngủ’.

Khóa tu được chia ra thành nhiều lớp học trong đó đặc biệt có một lớp học tên là ‘đại học oanh vũ’ dành cho các bé oanh vũ do các anh chị gia đình Phật tử phụ trách. Việc đặt tên như thế không có ý gì khác ngoài cho vui và gây cười, khiến cho khóa tu học thêm sinh khí.



Hệ thống bảng chỉ dẫn

Sảnh đón tiếp có nhiều hoạt động diễn ra như bán hàng, phát hành sách, từ thiện...

Rất nhiều bản chỉ dẫn như thế này ở các góc nhà


Sáng hôm qua, sau khi ăn sáng xong, hòa thượng trưởng ban tổ chức có đọc một bài thơ tên rất hay, khiến người ta phải cười ồ lên khi nghe nó: ‘mất ngủ’. Bài thơ mang tên ‘mất ngủ’ này do các em của ‘đại học oanh vũ’ viết để nói lên tâm trạng mình bị mất ngủ vì các bà, các cô nói chuyện nhiều quá trong giờ ngủ khiến các em không ngủ được, và vì thế không hiểu được bài khi tham dự buổi học. 

Mỗi buổi sáng sau khi dùng sáng xong là hàng loạt thông báo cùng với những than phiền được ghi ra giấy để mọi người cùng cảm thông. Đó là việc hay, thay vì bỏ trong lòng rồi phiền muộn; cứ ghi ra giấy nhờ thầy giám thị thông báo để ai đó nhờ đó mà giải tỏa nổi sầu.

Ngôi trường Hillcrest này khá hiện đại, có rất nhiều phòng học và hội trường lớn. Hầu như đầy đủ các khoa, phòng để phục vụ việc học: phòng vi tính nối mạng, phòng tập thể dục, phòng dạy ca múa, phòng thí nghiệm với một khu vườn nhỏ để trồng cây thực tập, phòng ăn lớn, hội trường lớn để tổ chức ca múa nhạc hay sự kiện. Ngoài sân cỏ nhìn đẹp mắt dùng để thể dục hay chạy bộ. Trường nhiều phòng đến nổi ai cũng bị lạc khi đi từ nơi này đến nơi kia. May mắn là ban tổ chức đã dán rất nhiều hướng chỉ dẫn nhưng việc lạc vẫn xảy ra như thường.





Trai đường

Bên Anh, cái gì cũng đưa tiêu chuẩn an toàn lên hàng đầu, đến nổi, cái cầu thang chỉ có vài bước chân mà họ cũng thiết lập cầu thang vận chuyển máy để vận chuyển đồ nặng.


Phát hành đĩa để bán

Hội trường lớn được trưng dụng làm trai đường

Các em sinh ra và lớn lên từ Đức, tham dự khóa tu với mái tóc xì tin

Sân cỏ rộng lớn trước trường

Thư từ Birmingham, Anh quốc - bước chân đầu tiên

Lần đầu tiên đặt chân tới Anh quốc tham dự khóa tu học Phật pháp của cộng đồng người Việt tại xứ người thật là vui. Vui vì thoát khỏi cái nóng ngột ngạt ở đất Ấn Độ, và vui vì gặp được nhiều bà con Việt Nam đến từ các xứ bắc Âu tựu hội về Birmingham để tham dự khóa tu. Trong bài entry này, chưa nhắc tới nhiều về khóa tu chỉ đưa ra một vài ghi nhận về cảnh quan cũng như thời tiết ở cái xứ nổi tiếng nhiều sương mù này.

Sân bay Birmingham không lớn lắm nhưng gọn gàng sạch sẽ. Vừa bước ra khỏi sân bay lại gặp người quen ra đón, là những Phật tử đã gặp nhau ở Sri Lanka tháng 7 năm ngoái. Họ sống ở Pháp nên qua Anh sớm làm công tác đón tiếp giúp ban tổ chức khóa tu học.

Đường phố Birmingham từ sân bay về ngôi trường thuê dùng làm nơi tu học trong suốt 10 ngày, có vẻ hơi nhỏ, chỉ có hai làn xe mỗi bên. Phố xá thì giống như Úc nơi blog tui đã đi. Tuy nhiên chỉ có đều là khí hậu hơi lạnh, chỉ có 20 độ C. Ở cái xứ sương mù này, khí hậu rất khó chịu, nhiệt độ ở trong nhà thì nóng, ra ngoài sân thì lạnh.

Vì tham dự khóa tu học nên internet có phần hạn chế. Thêm vào đó, là ngôi trường bán trú được thuê cho nên hệ thống internet của trường hơi khó sử dụng, vì họ dùng hệ thống bảo mật cao chắc để làm khó học sinh trong trường, vì thế, vào những mạng xã hội như Facebook, yahoo chát đều không được. Cho nên, bà con nào đã gởi tin nhắn offline, hay tin nhắn trên facebook sẽ phải đợi qua ngày 5 tháng 8, chủ nhân mới trả lời được.



Sân bay Birmingham khá nhỏ, nhưng có một điều vui là có câu chào bằng tiếng Việt.

Đường phố Birmingham

Ngôi trường được thuê để làm nơi tu học cho 700 người, với phí tổn 30 ngàn bảng Anh cho 10 ngày

Trong khóa tu học, ngoài chư Tăng Ni người Việt Nam ở các nước Bắc Âu còn có vài vị Tăng là người ngoại quốc như hai vị trong hình đến từ Mỹ và Đức

Ngồi trên xe bus hai tầng chụp xuống. Ở Anh, xe bus thường là hai tầng chứ hiếm thấy xe bus 1 tầng như bên ta.

Đường phố khá nhỏ ở Birmingham nhưng sạch sẽ và một màu xanh đẹp mắt

Nhà cửa thì cùng một kiểu cho vài con đường


Trên xe bus đi trung tâm Birmingham tham quan


Quảng trường Victoria ở trung tâm Birmingham, nơi tập trung nhiều tuyến phố đi bộ và là khu vực mua sắm sầm uất nhất 

Thư viện trung tâm

Bảo tàng Birmingham


Trên tuyến phố đi bộ có trò chơi bóng bàn cho ai thích thì chơi

Mục sư Tin lành đang rao giảng ở khu phố đi bộ. Khi gặp một ông đứng bên cạnh phát tờ rơi, liên tục đặt câu hỏi về Chúa để khuyến khích blot tui tò mò. Nghe bà con đi theo nói, coi chừng ông ta 'đeo' mình về tới nhà để thuyết giảng đó. Cho nên, thấy là nên... tránh.


Tượng con trâu đồng này hình như là phiên bản sao của tượng con trâu đồng ở New York, Mỹ thì phải.


Mấy cháu Phật tử này sinh trưởng từ các nước Bắc Âu, nói  và nghe tiếng Việt cũng khá, theo cha mẹ hoặc tự đi một mình đến Birmingham để tham dự khóa tu học lần này. Có gần 200 cháu như thế tham dự, lớn nhỏ bé tí đều có.

Thứ Bảy, 7 tháng 7, 2012

Cách làm việc hiệu quả của Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh

Hai ba bữa ni đọc mấy bài ghi lại phiên chất vấn của cuộc họp HĐND thành phố Đà Nẵng mà sướng rơn. Thích nhất và đọc nuốt từng câu từng chữ của những lời chất vấn và cách giải quyết vấn đề của ông Thanh. Đà Nẵng có Nguyễn Bá Thanh, còn Việt Nam có ai như rứa nhỉ? 

Loạt bài ghi lại các phiên chất vấn của Bí thư Nguyễn Bá Thanh.
---------------------------

Ông Nguyễn Bá Thanh: Sai quy định nhưng có lợi cho dân thì kiên quyết làm!


Bản lĩnh của Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh không chỉ ở chỗ khiến các giám đốc sở muốn vòng vo né tránh phải "toát mồ hôi hột", mà còn ở chỗ không chấp nhận máy móc làm theo các quy định của TƯ mà ông cho là chưa phù hợp!

Sau khi báo điện tử Infonet đăng loạt bài về kỳ họp lần thứ 4 HĐND TP Đà Nẵng vừa qua, rất nhiều bạn đọc đã bày tỏ hoan nghênh cách chất vấn "truy tận gốc, bắt tận ngọn" của các đại biểu dân cử ở Đà Nẵng, đặc biệt là Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Bá Thanh, đối với giám đốc các sở, ngành hữu quan để làm rõ những vấn đề quốc kế, dân sinh đang gây bức xúc.
Ông Nguyễn Bá Thanh: Sai quy định nhưng có lợi cho dân thì kiên quyết làm!
Ông Nguyễn Bá Thanh trực tiếp tiếp nhận đơn thư kiến nghị của người dân - Ảnh: HC
Đông đảo bạn đọc đánh giá, người đứng đầu chính quyền TP Đà Nẵng đã rất sâu sát thực tế, nắm rất vững vấn đề và đầy bản lĩnh khiến nhiều giám đốc sở không thể vòng vo trốn tránh trách nhiệm. Và không chỉ thế, theo quan sát của Infonet, bản lĩnh này còn thể hiện rõ trong việc ông Nguyễn Bá Thanh chỉ đạo ngay tại kỳ họp việc xử lý nhiều vấn đề mà cách làm của Đà Nẵng có phần trái ngược với các quy định của TƯ.

Infonet xin trích giới thiệu thêm một số nội dung mà như ông Nguyễn Bá Thanh đã tuyên bố: "Vẫn biết là không đúng quy định nhưng cái gì có lợi cho dân thì kiên quyết làm!".
"Bác Hồ nói một câu rất đơn giản là cái gì có lợi cho dân thì kiên quyết làm, còn cái gì có hại cho dân thì kiên quyết tránh. Anh cứ vận dụng vô là trúng hết", ông Nguyễn Bá Thanh
Dân mong muốn chính đáng thì mình theo
Tại phiên thảo luận của kỳ họp, ông Vũ Hùng, Trưởng Ban Văn hoá - Xã hội HĐND TP Đà Nẵng đặt vấn đề, theo quy định của TW, trong cả nước áp dụng quy tắc đặt số nhà từ Bắc chí Nam, từ Đông sang Tây, bên trái số lẻ, bên phải số chẵn. Mục đích là để người dân và du khách dễ tìm số nhà. Nhưng ở Đà Nẵng hiện nay, đặt biệt là quận Sơn Trà đang có 68 tuyến đường áp dụng trái quy tắc này, đặt số nhà từ Tây sang Đông, còn 37 tuyến đường đang rất lúng túng không biết đặt số nhà như thế nào.

"Khi tìm hiểu chúng tôi biết rằng, năm 2006, UBND TP Đà Nẵng có ban hành quyết định 84 cho phép bờ phía Đông sông Hàn được đặt số nhà theo hướng từ Tây sang Đông là trái với quy tắc chung của cả nước. Chúng tôi đề nghị UBND TP dừng quyết định 84 này và thực hiện đúng Thông tư 05 của Bộ Xây dựng về đặt số nhà!" - ông Vũ Hùng nói.

Ông Nguyễn Bá Thanh trả lời: "Người dân họ đang yên ổn rứa, giờ nổi lên bảo ngược lại với thông tư nọ, thông tư kia, rồi xáo đổi thì dân biết tính thế nào? Lâu nay ở khu vực đó đặt số nhà từ Tây sang Đông có "chết" ai đâu? Cái hồi làm từ Tây sang Đông thì ông ở đâu? Muốn làm là phải làm từ hồi đó, còn bây giờ người dân vô ở ổn định rồi lại nổi lên thông tư này, chỉ thị kia, bộ này, bộ khác đòi xáo đổi lung tung.

Vẫn biết đặt số nhà như thế là không đúng quy định nhưng không ảnh hưởng gì lắm, có thể chấp nhận được thì mình cũng phải chiều theo cuộc sống, chứ không phải lúc nào cũng phải theo quy định nọ kia. Bác Hồ nói một câu rất đơn giản là cái gì có lợi cho dân thì kiên quyết làm, còn cái gì có hại cho dân thì kiên quyết tránh. Anh cứ vận dụng vô là trúng hết.

Cái vụ xáo đổi số nhà ni có lợi cho dân không? Rõ ràng không có lợi chi cho dân hết. Người ta đang ở, mình đi đổi lại số nhà. Mà cái số nhà không đơn giản đâu nhé, còn thư tín, còn liên hệ không chỉ trong nước mà bữa ni còn liên hệ quốc tế nữa. Đổi số nhà một cái thì họ sẽ thế nào? Vấn đề quan trọng là ý của người dân ở chỗ đó, họ muốn kiểu chi. Họ mong muốn chính đáng thì mình theo chứ mắc chi ráng làm ngược lại làm gì? Chẳng giải quyết cái chi ở chỗ này hết!".

Ông Nguyễn Bá Thanh trực tiếp đến dự khán một phiên toà mà trước đó bị cáo cho rằng mình bị xử oan nên đã uống thuốc trừ sân tự vẫn giữa phiên toà khiến phiên toà phải tạm hoãn! - Ảnh: HC
Ông Nguyễn Bá Thanh: Sai quy định nhưng có lợi cho dân thì kiên quyết làm!
TW quy định chưa phù hợp thì phải vận dụng sáng tạo
Trước tình trạng vi phạm pháp luật, đặc biệt là tệ nạn trộm cắp đang có xu hướng ngày càng tăng, ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, nhiều đại biểu HĐND TP Đà Nẵng đề nghị tăng cường quân số và chế độ chính sách cho lực lượng dân quân, dân phòng ở các xã, phường theo chỉ đạo mới nhất của các ngành hữu quan TW để kịp thời ngăn chặn, trấn áp tội phạm. Tuy nhiên Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng lại có cái nhìn khác: "Tôi đang cho rà soát lại chứ nhiều lực lượng quá!".

Ông Nguyễn Bá Thanh kể (như hát): "Tổ dân phố ơ... Ban bảo vệ dân phố ơ..., dân quân cơ động ơ..., dân quân thường trực ơ..., dân quân tự vệ ơ..., rồi dân phòng ơ... chi chi. Úi chu cha, nghe là thấy khủng khiếp rồi, nghe lực lượng là ghê gớm. Vậy mà trộm đêm đi hết chỗ ni qua chỗ kia, lớ quớ ra là hắn lấy. Nuôi con chó cũng không yên thân nữa.

Nhiều lực lượng lắm mà người dân vẫn kêu trời vì ngủ chưa yên giấc. Quỹ quốc phòng - an ninh thì đóng góp mà mất trộm thì vẫn bị mất trộm. Công việc chủ yếu là ban đêm chứ ban ngày làm chi tập trung ra ngoài phường cả mười mấy ông. Chẳng có việc chi, đi ra đi vào, rồi chừ còn nổi lên bảo xây trụ sở. Trụ sở để làm cái chi? Ban ngày có ai tấn công vô chiếm trụ sở của ông đâu mà ông ở chi cho đầy quân rứa? Ban đêm phải để cho người dân yên giấc, đừng lo trộm cắp mà cả cái bộ máy khổng lồ tổ chức cũng không xong.

Mà cái này là được hướng dẫn từ trên. Nhiều lực lượng nhưng đông mà không mạnh, cồng kềnh, chồng lấn, tốn kém hết tiền nọ đến tiền kia mà hiệu quả không có. Coi chừng một số ông dân phòng vừa đi tuần tra vừa ra tín hiệu cho bọn trộm nữa thì cũng chết. Cái này phức tạp lắm chứ không phải đơn giản, chưa ông nào nghiên cứu sâu cái này để tổ chức cho có hiệu quả.

Tôi mới họp với Bộ chỉ huy quân sự TP, chỉ đạo củng cố lại cái "món" này cho có hiệu quả. Thôi, ít mà chất lượng, thù lao đảm bảo vô cho người ta hoạt động. Tôi cảm giác một số ngành ở trên TW không sâu sát, rồi quy định điều A, điều B, chả ai hỏi ý kiến gì hết. Rứa rồi ổng ra văn bản nọ, văn bản kia, ở dưới cứ rứa áp dụng máy móc.

Cho nên mình tuỳ cái, về luật pháp, về hiến pháp là mình chấp hành, còn một số văn bản mà nó chưa phù hợp thì mình phải kiến nghị, hoặc là mình có sáng tạo vận dụng mà nó đảm bảo tính hiệu quả hơn, phù hợp với tình hình thực tế để làm cho đời sống của người dân tốt lên.

Anh thực hiện đúng theo quy định, cuối cùng là người dân phải đóng góp tiền vô quỹ quốc phòng - an ninh nhưng anh làm như thế họ không hài lòng. Chỉ có bảo vệ ban đêm cho họ yên ổn tí mà ngó bộ cũng không xong, làm cũng không nổi. Phải tổ chức lại!".

Theo infonet.vn