Liên hệ: huephap78@gmail.com

Thứ Tư, 13 tháng 6, 2012

Vesak năm nay có gì lạ? Ảnh Hưởng Suy Thoái Kinh Tế?

Tin liên quan

1. Chính thức khai mạc Vesak - 2012 tại Thái Lan
2. Triển lãm các khoa và trường cao đẳng Phật giáo tại Thái Lan
3. Hội nghị Vesak - 2012: Ngày làm việc thứ 2
4. Một số hình ảnh bên lề Hội nghị Vesak - 2012 tại Thái Lan
5. Ngày làm việc thứ 3 Vesak - 2012 tại Trung Tâm Liên Hợp Quốc - Bangkok, Thái Lan
6. Hiệp hội đại học Phật giáo thế giới - IABU - họp bầu nhân sự
7. "Tuyên bố chung Bangkok" và bế mạc Vesak - 2012


Năm nay, 2012 Vesak Liên Hợp Quốc lại tiếp tục được Thái Lan đăng cai. Từ khi Vesak – lễ Tam hợp của đức Phật – được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc công nhận vào ngày 15 tháng 12 năm 1999 do đại biểu Phật giáo từ 34 quốc gia trên thế giới đề nghị -Vesak năm nay đã được tổ chức lần thứ 09. Trong chín lần được tổ chức, Thái lan là nước chủ nhà đến 08 lần; chỉ có một lần tổ chức bên ngoài đất nước này là vào năm 2008, Việt Nam đăng cai. Với chín lần tổ chức, người viết bài này đã được vinh dự tham dự hai lần gần đây nhất. Và năm nay sự kiện này được tổ chức có gì khác với năm trước. Vài dòng kể cho bà con nghe với sự hiểu biết và nhãn quan của mình.


Năm ngoái, vé máy bay tham dự được ban tổ chức khoán cho từng đại biểu, tức họ tự chọn chuyến bay và chỉ việc nộp cho ban tổ chức cái vé máy bay có ghi số tiền để rồi nhận lại chi phí đó sau khi hội nghị kết thúc. Với việc làm đó, các đại biểu sẽ thuận tiện hơn cho việc mua vé và chọn ngày đi, giờ về. Còn năm nay, có lẽ vì nền kinh tế thế giới bị ‘cảm cúm’ chưa phục hồi được, cho nên vé máy bay của đại biểu được ban tổ chức tự mua rồi gởi bằng mail cho từng người. Cái lợi của việc làm này là lợi về kinh tế, ban tổ chức sẽ tiết kiệm được phần nào; thứ nữa, việc trả lại tiền sẽ không diễn ra, tránh phức tạp. Thế nhưng, các đại biểu thì bị động hoàn toàn trong việc thu xếp chuyến bay về nước.

Biểu tượng Vesak năm 2012
Điển hình như đoàn đại biểu Việt Nam: chuyến bay qua Thái Lan thì đúng ngày, đúng giờ, tức là tới Thái Lan lúc 10 giờ trưa ngày 30, sau đó về khách sạn nhận phòng, nghỉ ngơi để sáng ngày 31 tham dự khai mạc. Tuy nhiên, khi về nước thì lại không thuận lợi, bởi hội nghị bế mạc vào tối ngày 02 tháng 6, nhưng đến tối ngày 03 tháng 6 các đại biểu mới được lên máy bay về nước. Một số vị ở các tỉnh như Khánh Hòa, Bình Định, Quảng Nam v.v.. thì sẽ không kịp chuyến bay hay tầu xe về từ Tp. Hồ Chí Minh; còn các vị ở Tp. Hồ Chí Minh về chùa vào tầm hơn 10 giờ tối. Trong khi đó, cả ngày 03 tháng 6, một số vị lần đầu tiên đi Thái thì không nói làm gì, họ có thể đi tham quan, nhưng với thời gian ít ỏi như thế thì cũng chỉ ‘cỡi ngựa xem hoa’; còn những vị đã đi nhiều lần thì chẳng muốn ra khỏi khách sạn vì thời tiết khá nóng, muốn về sớm cũng chẳng được.

Những năm trước, khi đại biểu tự mua vé máy bay, họ tự chọn giờ về cho mình thích hợp nhất. Ai muốn ở lại vài ngày, ai muốn về ngay buổi tối bế mạc để kịp công việc làm thì tự do. Ai muốn đi hãng nào thì đi, dù rằng ban tổ chức khi phát giấy mời đều khuyến khích đại biểu đừng chọn hạng thương gia. Các đại biểu ở các Tỉnh thành Việt Nam sẽ tự lựa chọn giờ về thích hợp nhất cho chuyến bay của họ.

Hàng dài xe bus cỡ lớn đợi đại biểu
Và thêm một sự việc nữa là minh chứng cho việc này là: Ông giáo sư khoa Phật học ở Jammu, người tham gia trong nhóm biên soạn kinh điển của hội nghị, từng tham dự Vesak nhiều lần cũng than rằng: năm nay, vé tàu xe từ Jammu đi Delhi để bay qua Thái Lan không được ban tổ chức gởi lại. Trước khi gởi giấy mời cho Giáo sư, ban tổ chức cũng đã nói rằng, chỉ mua vé máy bay cho giáo sư thôi, còn vé di chuyển trong nước thì giáo sư tự chịu. Những năm trước không có chuyện này. 
Hội trường nơi tổ chức lễ Khai mạc và hội thảo
Trong 09 lần tổ chức, Thái Lan dũng cảm đăng cai đến 08 lần. Lần nào cũng được Chính phủ Hoàng gia móc hầu bao tài trợ. Nếu không có Chính phủ Hoàng gia Thái Lan mến Phật giáo, thì không biết Vesak Liên Hợp Quốc, được đại biểu Phật giáo của 34 nước đề nghị sẽ đi đâu và về đâu. Đến giờ, đất nước Sri Lanka cũng muốn đăng cai lắm, hai lần tổ chức Vesak gần đây đều có Thủ tướng (năm 2011) và Tổng thống Sri Lanka (2012) tham dự. Nhưng có vẻ ‘thủ tục đầu tiên’ chưa đến tay thì phải.
Nơi tổ chức Vesak nhiều năm liền

Nhật Bản luôn là nước có số đại biểu tham dự rất đông, có thể nói là đứng thứ 2 sau nước chủ nhà (đoàn Việt Nam đứng thứ 3), họ luôn nhiệt tình tài trợ cho mỗi lần Vesak tổ chức ở Thái Lan; với kinh tế vững chắc nhưng họ lại không thể tổ chức Vesak Liên Hợp Quốc, trừ khi những điều kiện tổ chức mà hội đồng ‘Ngày Vesak Liên Hợp Quốc’ sửa đổi thì có lẽ, Nhật bản sẽ là nơi tổ chức kế tiếp. Điều kiện đó là gì? Xem hồi sau sẽ rõ.
(Còn tiếp)